10/08/2008 11:54 GMT+7

Ù tai, bệnh làm bác sĩ cũng... ù tai!

ThS.BS TMH NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG
ThS.BS TMH NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG

TTO - * Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đã khám ở trung tâm y tế thì được bảo viêm tai giữa không nung mủ, uống thuốc hai tuần không thấy bớt, vậy tôi có cần đi khám nội soi hay không?

ZN6nkEq4.jpgPhóng to
TTO - * Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đã khám ở trung tâm y tế thì được bảo viêm tai giữa không nung mủ, uống thuốc hai tuần không thấy bớt, vậy tôi có cần đi khám nội soi hay không?

Và nếu khám tôi có thể đến BV nào? Tôi bị như vậy đã nhiều năm nhưng lúc truớc không ảnh hưởng như bây giờ.

(Nguyen Dai Thang)

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Theo lời anh kể thì anh bị chứng ù tai rồi. Các bác sĩ tai mũi họng thường nói đùa với nhau khi gặp bệnh nhân bị ù tai thì bác sĩ cũng... ù tai luôn (!) bởi vì đây là triệu chứng của rất nhiều bệnh mà việc chẩn đoán và điều trị thì không phải lúc nào cũng dễ.

Khi bị ù tai người bệnh thường mô tả như có tiếng vo vo, tiếng rít, tiếng ù ù, tiếng sóng vỗ hoặc tiếng mạch đập phát ra từ tai của mình.

Ù tai chia làm 2 loại:

Ù tai chủ quan: chỉ có người bệnh mới nghe được tiếng ù

Ù tai khách quan: cả người bệnh và thầy thuốc đều nghe được tiếng ù.

Cơ chế ù tai hiện nay các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được rõ ràng, nhưng họ quan sát thấy ù tai thường khởi phát hoặc nặng hơn khi có các bệnh lý đi kèm như: những bệnh lý của tai trong có liên quan đến tổn thương thần kinh, làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, u dây thần kinh số VIII, ráy tai hoặc dị vật ống tai hoặc lồi xương ống tai, chấn thương đầu cổ, bệnh lý của khớp thái dương hàm, nhiễm trùng tai giữa hoặc dị ứng, chứng phình mạch, rối loạn chức năng vòi nhĩ, co thắt cơ, bị một số bệnh tim mạch, khi dùng một số thuốc, tình trạng trầm cảm lo lắng, và sau cùng là một số bệnh lý toàn thân như: thiếu máu, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, cao hoặc thấp huyết áp…

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trị khác nhau, người ta quan sát thấy trong một số trường hợp ù tai nhẹ việc giảm ăn mặn, giảm hút thuốc lá, giảm uống cà phê, rượu, bia và một số chất kích thích có thể làm giảm, đôi khi có thể hết hẳn triệu chứng ù tai.

Trong các trường hợp ù tai dai dẳng nặng hơn, việc điều trị có thể thay đổi từ việc tư vấn cho bệnh nhân hiểu để bớt lo âu, sử dụng một số thuốc an thần, đeo máy che lấp tiếng ồn, phẫu thuật.

Trường hợp cụ thể của anh rất nên đi nội soi tai cũng như khám toàn diện tai mũi họng ở các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TMH NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp