01/03/2023 16:16 GMT+7

Tuyển thủ nữ đấu tranh vì bất bình đẳng trước thềm World Cup

Quan chức cấp cao từ chức và làn sóng đấu tranh chống bất bình đẳng của các cầu thủ đang là hiện trạng của bóng đá nữ thế giới, trước ngày khởi tranh World Cup bóng đá nữ 2023.

Tuyển thủ nữ đấu tranh vì bất bình đẳng trước thềm World Cup - Ảnh 1.

Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp (FFF) Noel Le Graet - Ảnh: Reuters

Ngày 27 và 28-2 đánh dấu sự từ chức lần lượt của Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Canada (Canada Soccer) Nick Bontis và Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp (FFF) Noel Le Graet. Đáng nói, cầu thủ của hai nước này đang có những tranh chấp gay gắt với các cơ quan quản lý.

Ông Noel Le Graet giữ chức chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp từ năm 2011, góp phần vào các thành tích cho bóng đá nước này như chức vô địch World Cup 2018 và á quân World Cup 2022 tại Qatar. 

Tuy nhiên ông này đã phải từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục cũng như gây phẫn nộ vì có ý chế nhạo danh thủ Zinedine Zidane trên sóng truyền hình. 

Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Canada Nick Bontis cũng đã từ chức sau yêu cầu “thay đổi ngay lập tức” và kêu gọi việc đối xử “bình đẳng và công bằng” đối với bóng đá nữ từ các cầu thủ của đội tuyển nữ Canada.  

“Sự ra đi của ông Bontis phải kích hoạt cho những thay đổi sâu rộng. Như vậy là chưa đủ”, nữ cầu thủ đã có 102 lần khoác áo đội tuyển Canada và thi đấu tại Olympic 2008 Amy Walsh đăng tải lên Twitter. 

“Các vận động viên của chúng ta, và cả thế hệ cầu thủ tương lai của Canada xứng đáng cho những điều tốt hơn”, cô nói thêm.   

Dù từ chức vì nhiều bê bối, Nick Bontis đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Bắc Mỹ của Liên đoàn Bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribê (CONCACAF) vào ngày 25-2. 

Trong khi đó, ông Noel Le Graet đã phủ nhận mọi cáo buộc, và được cho là đang được chọn để lãnh đạo văn phòng FIFA tại Paris. 

Đấu tranh chống bất bình đẳng  

Dù đang trong giai đoạn chuẩn bị cho vòng chung kết World Cup nữ 2023 diễn ra tại Úc và New Zealand vào ngày 20-7 sắp tới, các nữ cầu thủ khẳng định họ sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh. Theo đó, việc các quan chức từ chức mới chỉ là sự bắt đầu của những thay đổi. 

Cụ thể, đội tuyển nữ Canada đã dứt khoát bày tỏ ý định sẽ không tham gia buổi hội quân cho kỳ World Cup diễn ra vào tháng tới vì các vấn đề về bất bình đẳng tiền lương và các hỗ trợ khác.   

Hãng tin Reuters dẫn lời nữ tiền đạo Janine Beckie của đội tuyển Canada cho biết cô đã chứng kiến nhiều sự phân biệt “kinh khủng” giữa bóng đá nam và bóng đá nữ. 

Và điều này xảy ra khi Janine Beckie tham dự vòng chung kết World Cup 2022 tại Qatar với tư cách là thành viên của đoàn truyền thông. 

Janine Beckie lấy ví dụ cho sự bất bình đẳng như việc nhân sự của đội bóng đá nam Canada đông gấp đôi nhân sự của bóng đá nữ. 

“Chúng tôi đã thi đấu một cách mù quáng mà không hề biết liên đoàn có thể hỗ trợ chúng tôi đến mức nào cho đến khi chứng kiến các hỗ trợ của họ cho đội nam”, đội trưởng lâu năm của tuyển nữ Canada Christine Sinclair nói với Reuters.   

15 cầu thủ của đội tuyển nữ Tây Ban Nha cũng đã từ chối lên tuyển để bày tỏ sự phản đối với huấn luyện viên Jorge Vilda. 

Tuyển thủ nữ đấu tranh vì bất bình đẳng trước thềm World Cup - Ảnh 2.

Người hâm mộ bày tỏ sự ủng hộ với đội tuyển bóng đá nữ Canada tại SheBelieves Cup - Ảnh: Reuters

Bóng đá nữ đoàn kết

Bày tỏ sự ủng hộ với các đồng nghiệp ở Canada, các nữ tuyển thủ ở các quốc gia khác cũng tham gia vào phong trào đấu tranh phản đối các bất bình đẳng trong công tác quản lý bóng đá nữ. 

Trong khuôn khổ cúp SheBelieves được tổ chức tại Mỹ, các cầu thủ Mỹ và Nhật Bản khi ra sân đã đeo băng tay màu tím với ý nghĩa “nhân danh bình đẳng giới” như một biểu tượng cho việc đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng giữa bóng đá nữ và bóng đá nam.       

“Mặc dù chúng tôi không trực tiếp ở trong cuộc chiến, nhưng các đồng nghiệp khác của chúng tôi tại Canada và nhiều nơi khác đang phải trải qua sự bất bình đẳng và phân biệt giới tính như chúng tôi đã từng”, hãng tin Reuters dẫn một thông cáo từ đội tuyển Mỹ.  

Tuyển thủ nữ đấu tranh vì bất bình đẳng trước thềm World Cup - Ảnh 3.

Thành viên đội tuyển nữ Canada mặc áo thun với biểu ngữ tỏ ý phản đối bất bình đẳng tại SheBelieves Cup - Ảnh: Reuters

Olympic Tokyo có tân chủ tịch là nữ sau bê bối phân biệt giới tínhOlympic Tokyo có tân chủ tịch là nữ sau bê bối phân biệt giới tính

TTO - Hôm 18-2, báo chí Nhật cho biết bà Seiko Hashimoto được chọn làm tân chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo để thay ông Yoshiro Mori.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp