17/08/2018 10:51 GMT+7

Tuyển sinh riêng: Bộ buông thì trường mới lo

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện

TTO - PGS.TS Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - đã chia sẻ với Tuổi Trẻ như vậy trong câu chuyện bàn về chất lượng, chuẩn hóa trường đại học để hội nhập.

Tuyển sinh riêng: Bộ buông thì trường mới lo - Ảnh 1.

Thí sinh làm thủ tục kiểm tra năng lực vào trường ĐH Luật TP.HCM năm 2018 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tình trạng cha mẹ quyết thay con cái là phổ biến. Như năm nay, chuyện gian lận, sửa điểm trước hết cũng là vấn đề người lớn làm thay con cái. Trong khi ở tuổi này các em phải tự chủ, tự quyết định chuyện của mình, không thể để ai quyết định và chịu trách nhiệm thay mình.

PGS.TS Phan Thanh Bình

Đây cũng là chủ đề của hội thảo Giáo dục Việt Nam 2018 (VEC 2018) do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào hôm nay, 17-8.

Các nội dung về giáo dục ĐH mà xã hội quan tâm và những chuẩn bị cho góp ý Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục ĐH sẽ được thảo luận.

: nhìn từ tuyển sinh

* Đặt mục tiêu đẩy mạnh tự chủ ĐH, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn lo tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng cho cả mục đích tuyển sinh. Theo ông, có mâu thuẫn trong việc này không, thưa ông?

- Năm 2015 khi còn ở ĐHQG TP.HCM, tôi từng nói nếu bộ không làm thì các trường ĐH sẽ phải tự làm. Chúng tôi sẽ trao đổi và tập hợp các trường ĐH lớn để tuyển sinh theo cụm, đưa ra những hình thức tuyển sinh đa dạng.

Thực ra, ĐHQG TP.HCM đã tuyển sinh với học sinh giỏi các trường chuyên cả nước theo các yêu cầu đa chiều như: GVCN phải có thư giới thiệu học sinh của mình, học sinh viết bài tự giới thiệu về động lực vào trường, chọn ngành, có kết hợp phỏng vấn trực tiếp...

Tôi tin các thầy cô khi ký xác nhận với tư cách cá nhân sẽ có trách nhiệm với sự giới thiệu của mình...

Nói tóm lại, các trường ĐH có thể làm tốt việc , nhưng khi yêu cầu tự chủ cũng phải nghĩ đến cơ chế như thế nào để tạo môi trường thuận lợi cho các trường.

* Ý ông là chỉ với điều kiện không song song tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay?

- Theo tôi, không nên gọi kỳ thi "2 trong 1", mà đây chỉ là "thi phổ thông", còn trường nào sử dụng kết quả thi đó tuyển sinh là việc của họ.

Vấn đề còn lại là hướng dẫn, lãnh đạo, tạo môi trường để các nhóm trường - ví dụ các trường tốp trên - có thể ngồi lại để bàn về một phương thức đánh giá phù hợp, dần hoàn thiện để có thể thực hiện nhiều lần trong năm.

Khi đã có kỳ thi THPT quốc gia "2 trong 1" thì việc các trường tổ chức thêm kỳ thi riêng sẽ gặp những phức tạp nhất định.

Nếu tổ chức thêm một kỳ thi - kiểm tra thì vẫn tạo cho học sinh kỳ thi thứ hai như trước đây, trường thì tăng thêm chi phí nhưng giảm cạnh tranh đầu vào và nguy cơ tuyển sinh "ảo".

Thực tế hai năm tổ chức kỳ thi riêng của ĐHQG Hà Nội (2015-2016) cũng phản ánh phần nào điều này.

* Nhiều chuyên gia cho rằng giáo dục phổ thông có chất lượng tốt, nhưng càng lên trình độ cao thì chất lượng đào tạo càng đi xuống. Trước yêu cầu đổi mới cả với giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH thì một kỳ thi quốc gia "2 trong 1" có phù hợp không, thưa ông?

- Nói việc này phải trở lại những vấn đề mà theo tôi vẫn cần cân nhắc ở bậc phổ thông. Bậc phổ thông là giáo dục làm người, cần giáo dục cả đạo đức, kiến thức và kỹ năng.

Tuy nhiên, có phải chăng chương trình phổ thông đang nặng về kiến thức hơn giáo dục tổng thể và phát triển năng lực của học sinh? Kết quả giáo dục phổ thông có thể tốt, nhiều học sinh giỏi về tiếp thu kiến thức. Nhưng học sinh ít được tự chủ, tự lựa chọn điều mình mong muốn; kiến thức về xã hội và đạo đức người công dân được đánh giá thế nào?

Theo tôi, ở bậc này ngoài trang bị kiến thức cơ bản, học sinh cần được trang bị hiểu biết, kỹ năng, và khi đã là một công dân ở lứa tuổi 18, các em bước vào các trường ĐH để được đào tạo thành một công dân có nghề, có tri thức nghề nghiệp.

Hơn nữa, tình trạng cha mẹ quyết thay con cái là phổ biến. Như năm nay, chuyện gian lận, sửa điểm trước hết cũng là vấn đề người lớn làm thay con cái. Trong khi những thí sinh ở lứa tuổi này phải tự chủ, tự quyết định vấn đề của mình, không thể để ai quyết định và chịu trách nhiệm thay mình.

Những bất cập của GD-ĐT cũng dẫn tới những bất cập của mục tiêu tổ chức thi. Với kỳ thi như năm nay, việc sàng lọc, tuyển chọn những người học có đủ năng lực, kỹ năng, nhiệt huyết cho đào tạo ĐH sẽ bị ảnh hưởng.

Tuyển sinh riêng: Bộ buông thì trường mới lo - Ảnh 3.

Ông Phan Thanh Bình - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tự chủ là lõi của đổi mới

* Tự chủ ĐH là mục tiêu đặt ra trong những năm qua như một giải pháp đột phá để nâng chất lượng đào tạo ĐH, nhưng việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, theo ông, vướng mắc do đâu?

- Chúng ta đang bước ra từ hệ thống giáo dục truyền thống với sự bảo hộ của Nhà nước rất kỹ. Nên vấn đề tự chủ ĐH, tuy là bước đi bình thường đối với các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài, thì với VN vẫn còn lạ lẫm.

Vì thế khó khăn là khó tránh khỏi. Nhưng muốn đổi mới giáo dục ĐH thì phải hướng đến tự chủ, vì tự chủ ĐH là cái lõi của việc đổi mới này.

* Vậy có phải có nghĩa vấn đề thay đổi nhận thức trong quản trị?

- Tự chủ ĐH không phải là món quà của nhà quản lý cho các trường mà chính các trường ĐH xuất phát từ yêu cầu phát triển - với sứ mệnh đào tạo, chuẩn bị cho những con người làm chủ - thì trước hết các trường phải tự chủ.

Tuy nhiên, xưa nay chúng ta quen với một nền kinh tế kế hoạch hóa chặt chẽ với trách nhiệm phải thực hiện tốt nhất kế hoạch đặt ra, và theo nguyên tắc được cung cấp các điều kiện để thực hiện, dù kinh tế đất nước còn khó khăn.

Điều này tạo nên một hệ thống thụ động, với mục tiêu an toàn, đúng chỉ đạo của cấp trên. Hệ quả của sự bao cấp đã hình thành tâm lý phổ biến là sợ mạo hiểm, ngại đổi mới.

Việc thay đổi tư duy đối với chúng ta - thế hệ của "ngày hôm qua" sẽ khó khăn hơn là với thế hệ trẻ hơn dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm.

* Có nghĩa khó khăn của quá trình tự chủ ĐH xuất phát từ cả nội hàm các cơ sở đào tạo và thể chế?

- Để cuộc thay đổi ở mỗi cơ sở đào tạo thuận lợi thì rõ ràng phải tạo cho họ cơ chế phù hợp. Nhìn ra các nước, không có quốc gia nào nuôi được tất cả các cơ sở ĐH. Nhất là ở giai đoạn hiện nay của VN, giáo dục ĐH chuyển từ tinh hoa sang đại trà.

Quy mô đào tạo ĐH trung bình 3-4 triệu sinh viên/năm. Vì thế để đảm bảo chất lượng, bài toán tự chủ rất cần phải tính toán để có hướng đi đúng.

Nhưng nói về chuyện cơ chế, tôi thấy chúng ta cần hiểu đúng về tự chủ ĐH. Tự chủ là tạo thêm cơ chế, điều kiện để các trường có thể phát huy đúng tiềm năng và năng lực của mình chứ không chỉ là tự chủ tài chính và càng không nên để họ tự bơi trong kinh tế thị trường.

Tôi băn khoăn về lộ trình thực hiện tự chủ hiện nay. Chỉ xét ở khía cạnh tự chủ tài chính, nếu các cơ sở đào tạo phải tự lo hoàn toàn, có nghĩa nguồn kinh phí thường xuyên và một phần lớn hoạt động dựa vào học phí, một khoản rất lớn không phải sinh viên nào cũng chịu đựng được, nhưng cũng chưa chắc đã đủ cho một trường ĐH lớn hoạt động đảm bảo chất lượng và vươn lên tầm quốc tế.

Vì thế, cần phải có lộ trình hợp lý để các trường có thực lực đảm bảo chất lượng và cần có cơ chế để gánh nặng tài chính không quá lớn đối với người học.

Tôi nghĩ ở đây luật cần quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục ĐH, trong quá trình tự chủ của các cơ sở đào tạo ĐH.

Hội thảo VEC 2018 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức có chủ đề "Giáo dục ĐH - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế".

Trong hơn 70 bài tham luận đã gửi đến hội thảo, những bài nói về năng lực đào tạo chiếm 65%, số bài bàn và đề xuất về giải pháp hướng đến tự chủ, đổi mới quản trị chỉ chiếm 25%, còn số bài về giải pháp tài chính là 10%.

* Việc thành lập và vận hành hội đồng trường hiện nay cũng có những vướng mắc về cơ chế phải không, thưa ông?

- Đây đang là vấn đề vướng mắc của nhiều trường. Giờ đây hội đồng trường sẽ là một cơ chế quyền lực ở trường, sẽ có ý kiến cả về chuyên môn, tài chính và nhân sự chủ chốt nhà trường.

Phải xây dựng một cơ chế quan hệ mạch lạc giữa các chủ thể trong nhà trường, với hiệu trưởng và trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng trường, kể cả việc phát huy các thành viên không trong biên chế của trường phải được xác nhận.

Làm sao để hội đồng trường hoạt động độc lập, hiệu quả, thể hiện là một thực thể của tự chủ ĐH và trách nhiệm giải trình của trường trước xã hội. Điều này cần quy định rõ trong luật và cần phải có thời gian để hình thành một văn hóa quản lý trường ĐH, quản trị ĐH.

Hội thảo VEC 2018 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức có chủ đề "Giáo dục ĐH - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế".

Trong hơn 70 bài tham luận đã gửi đến hội thảo, những bài nói về năng lực đào tạo chiếm 65%, số bài bàn và đề xuất về giải pháp hướng đến tự chủ, đổi mới quản trị chỉ chiếm 25%, còn số bài về giải pháp tài chính là 10%.

ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh riêng từ tháng 5

TTO - Ngày 7-2, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức công bố phương án tổ chức thi và tuyển sinh ĐH chính qui năm 2016. Theo đó, ĐHQGHN sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng bằng bài thi đánh giá năng lực.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp