12/12/2021 07:02 GMT+7

Tương tư tiếng nổ Vespa

Họa sĩ TRẦN TRUNG LĨNH - THIÊN ĐIỂU ghi
Họa sĩ TRẦN TRUNG LĨNH - THIÊN ĐIỂU ghi

TTO - Hơn 40 năm cuộc đời nghệ sĩ đầy sôi động của mình, tôi gắn bó với những chiếc Vespa như người tình tri kỷ. Mối tình bắt đầu từ thuở lên 7 lên 8, khi tôi còn là cậu bé chiều chiều được ba đèo trên chiếc xe Vespa Acma rong ruổi trên phố Hội An.

Tương tư tiếng nổ Vespa - Ảnh 1.

Họa sĩ Trần Trung Lĩnh (phải) và ba (trái) trên những chiếc Vespa cổ - Ảnh: NVCC

Nghiện Vespa từ ký ức về ba

Mệt nhoài giữa những ngày lu bu làm phim nhưng những ngày này mỗi khi được thong dong với chiếc Vespa cổ trên phố tôi lại quên hết những bận rộn, lại thấy mình được thong thả giữa đời tất bật.

Tôi có được chiếc Vespa đầu tiên vào những năm mà Sài Gòn vẫn còn rất nhiều xe cổ bởi chưa bị "chảy máu" Vespa cổ ra nước ngoài. Hồi ấy tôi mới tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM nhưng đã tích cóp tiền làm thêm từ năm đầu đời sinh viên để mua xe.

Chẳng thể tả nổi niềm hạnh phúc lâng lâng đã tràn ngập trái tim tôi lúc bấy giờ khi được sở hữu chiếc Vespa cổ đầu tiên, thong dong và kiêu hãnh "cưỡi" nó trên đường phố Sài Gòn. Và chiếc xe đầu tiên mà tôi có phải chính là chiếc xe hiệu Acma mà ba từng sở hữu.

Đó là chiếc xe mang cả bầu trời kỷ niệm ấu thơ của một cậu nhóc tinh nghịch sống bên gia đình nơi thành phố Hội An thơ mộng.

Những năm 1980, cả nước mới qua chiến tranh, tất cả còn bao cấp, khó khăn tới tấm áo, bơ gạo. Đói rách là vậy, nhưng ba tôi khi đó đang là một lái xe đã mang tất cả gia sản cộng với chiếc Honda 67 lúc bấy giờ cũng đáng gọi là một "huyền thoại" để đổi lấy chiếc Vespa mơ ước.

Tương tư tiếng nổ Vespa - Ảnh 2.

Trần Trung Lĩnh cùng chiếc Vespa trên những hành trình của tuổi trẻ - Ảnh: NVCC

Xe về nhà, người vui sướng không kém ba chính là tôi. Là con út trong gia đình nên tôi được ba cưng nhất, chiều chiều lại được ba cho ngồi sau xe, hai cha con "tiếu ngạo" phố phường. Tiếng nổ pạch pạch đặc trưng của Vespa đã in hằn vào ký ức tôi từ những ngày thơ bé ấy.

Tôi mê tiếng xe rất "ngầu" này còn bởi nó nhắc kỷ niệm những chiều nghe tiếng nổ động cơ từ xa xa là tôi biết ba đang về ngoài ngõ. Cậu bé ham chơi vội vã chạy ra sân vẽ xong bức tranh ba giao trước khi bóng dáng nàng Vespa yêu kiều vụt đến đưa ba chạm mảnh sân nhà.

Hẳn là hồi đó ba phải yêu chiếc xe của mình lắm lắm nên những bức ảnh gia đình còn lại mà tôi giữ được thì phần đông đều có bóng dáng của chiếc xe. Đó là bức ảnh ba đang lái Vespa chạy trên đường vắng, rồi hình tôi và anh trai quấn quýt ngồi trên chiếc xe của ba...

Cả nhà yêu xe là vậy nên khi ba phải bán chiếc xe vì kinh tế khó khăn, mấy cha con hẫng hụt thời gian dài. Sau này lớn lên, tôi đã từng cất công tìm lại chiếc xe của ba năm nào để mua lại cả bầu trời ký ức gia đình thân thương nhưng không thể tìm lại bóng hình xa vắng.

Để bù lại, tôi quyết mua chiếc Vespa đầu tiên phải đúng là chiếc Vespa Acma mà ba mình từng sở hữu. Người ta nói cái gì tuổi thơ in vô đầu thì khi người ta có già mấy, ký ức cũng nằm y đó không đi đâu là thế.

20 năm chơi Vespa, có những lúc tôi không có ngôi nhà nào nhưng có tới bảy chiếc Vespa, phải đem gửi bạn bè mỗi nơi một chiếc.

Tới nay tôi vẫn giữ hai chiếc Vespa mình cưng nhất trong nhà, hai chiếc xe thay phiên nhau đưa tôi đến mọi cung đường, từ những con hẻm thân thương hay đại lộ thênh thang của Sài Gòn hoa lệ cho tới những cung đèo, con suối nhọc nhằn dọc đường Trường Sơn trên những hành trình thiện nguyện ấm áp.

Tương tư tiếng nổ Vespa - Ảnh 3.

Trần Trung Lĩnh cùng chiếc Vespa trên những hành trình của tuổi trẻ - Ảnh: NVCC

Một bầy Vespa chở quà lên núi cho bầy em thơ

Khi bắt đầu chơi Vespa ở Sài Gòn tôi mới phát hiện ra thế giới mênh mông bao điều kỳ thú của giới chơi xe Vespa ở nơi này.

Bạn bè tôi, đặc biệt là các bạn trẻ, đều nghiện Vespa và đều chọn Vespa cổ làm bạn đường tri kỷ. Người ta yêu Vespa bởi dáng xe quá đẹp, bởi lịch sử của xe Vespa rất hay, bởi tiếng nổ pạch pạch đặc trưng.

Người ta cũng yêu nó bởi cái dáng vẻ thư thái và thênh thang luôn toát ra từ những người chạy Vespa tà tà trên đường phố. Nó làm người ta cảm thấy mình đang sống đời sống phóng khoáng và thú vị của nghệ sĩ. Bao nhiêu thứ về Vespa khiến tôi và bạn bè phải si cuồng.

Trước khi COVID-19 ập tới làm đảo lộn cuộc sống, nhóm thiện nguyện Psychotramps13 mà vợ chồng tôi tham gia hằng năm đều thực hiện những chuyến thiện nguyện mang quà lên núi cho các em nhỏ. Trong nhiều năm liền, năm nào cũng "một bầy Vespa cổ hơn 30 chiếc chở quà lên núi cho bầy em thơ".

Quãng đường từ Sài Gòn lên vùng núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải qua bao nhiêu núi bao nhiêu đèo, những đường đất trơn trượt, những con suối gập ghềnh, cùng những cơn mưa bất chợt, nhưng "bầy Vespa cổ" cứ thẳng tiến về nơi đầy tiếng cười giòn tan và ánh mắt trẻ thơ long lanh vui sướng đợi quà.

Tương tư tiếng nổ Vespa - Ảnh 4.

Trần Trung Lĩnh và các bạn cùng niềm đam mê xe Vespa cổ - Ảnh: NVCC

Nụ cười của các em thơ mang dép mới, đeo cặp sách mới là phần thưởng vô giá cho những tấm lòng thiện nguyện, lại thêm những bạn đường thú vị, trong đó có cả chiếc Vespa thân thương, nên bao nhọc nhằn trên đường đi đối với tôi và bạn bè đều hóa thành niềm vui sướng của trải nghiệm, khám phá.

Xe cổ nên lắm khi cũng hay "ốm vặt" trên đường xa, nhưng chẳng ai khó chịu bởi sự đỏng đảnh mà các nàng yêu kiểu đôi khi vặn mình làm dáng. Ngược lại, chúng tôi cùng xúm xít sửa chữa, cười đùa vui vẻ như đó là trò vui của đám nghiện xe cổ.

Từ những chuyến đi đáng nhớ ấy, bao nhiêu nghĩa tình đã được vun đắp thêm, có cả những đôi lứa lên duyên trăm năm chồng vợ.

Và những đứa trẻ miền núi từ đó không chỉ còn mong ngóng những cô chú mang niềm vui về từ thành phố, mà còn "tương tư" bầy xe cổ với tiếng nổ giòn tan lạ lẫm mỗi mùa tựu trường lại chở về những miền quê không chỉ quà cáp, tình yêu thương mà còn gieo đầy những ước mơ, khát vọng cho đám trẻ nghèo.

Dễ hiểu lắm nếu một ngày những đứa trẻ quê ấy lớn lên lại cũng mê mẩn những chiếc Vespa, để nối dài mãi mối tình sâu đậm của người Việt với những chiếc xe đến từ nước Ý xa xôi nhưng theo một cách nào đó ngay từ đầu chúng đến đây đã có sự hòa hợp tuyệt đối với cảnh sắc và con người xứ sở này.

Cảm ơn bạn đọc đã gửi bài dự thi

Từ ngày 16-11 đến hết ngày 9-12, cuộc thi Đoàn viên sau đại dịch đã nhận được bài gửi đến email [email protected]:

Đi Cùng Ka, Phan Trường, Đình Tuấn Đào, Yên Mai, Phuong Linh Nguyen, Nguyen Thao, Đinh Thành Trung, Trần Thị Bích Hạnh, Vu Ta Tu, Trang Trần, Trần Thị TNhung, Anh Trinh Phuong, Đức Sơn Trần, Xuân Tiến Trần, hm19951990, Phương Thu, Tú Oanh, Thi Thuy Tran, Mai Nga, Ngô Nữ Thùy Linh, Tuấn Trần Lê Anh, Huyen Nga, Tuan Bui Thanh, Lương Anh, Diep Bui, Minh Nguyet, Sinh Trần, Nhu Quynh, Linh Pham Ngoc Linh, Thuy Ho, Giang Tran, Minh Bùi, Nguyễn Thị Bích Trâm, Sen Do Thi Huong, Thị Đỗ, Thanh Xem Trần, Nga Cao, Tran Qlam, Trần Lệ Thu, Mai Trang, Khoa Đình Lương, Mai Nguyễn, Phạm Trang, Hải Nguyễn, Only One, Nha Dang, Hà Nhi Trương Võ, Sen Pham, Thu Hien, Kim Phuong Nguyen, Nguyễn Minh Tài, tuye1hieu984 dang, Minh Út Nguyễn, Nhu Nguyen, Hoang Anh Linh, Thanh Le, Anh Nguyet, Yến Nguyệt Hàn, Yen Le, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Sen Pham, Trần Huệ, Long Trieu, Linh ND, Duong nguyen, Minh Binh, Nha Dang, Nguyễn Hữu Trí, Tien Tran, Tran, Ngô Hà Minh Vũ, Hoang ha, Nẻo Về Thiện Lành, Thảo Phạm, Tiên Thủy, Kiều Thị Lan Hương, Lư Vĩ An, Ku Rông Nguyễn, Lê Thị Tuyết Lan, Kim Phuong Nguyen, Công Nguyễn, Hai Duong Thanh, Chau Nguyen Thao Giang, Châu Phan, Cherry Nguyen, Lý Thị Dung, Long Trieu, Nha Dang, Trương Thanh Thùy, Trí Nguyễn Hữu, Chung Thanh Huy, Nguyên Đỗ, Mai Đức Dũng, Xuan Phung Thanh, Tèo Cao Minh, Thảo Lê, Ngọc Minh Nguyễn Thị, Suong Nguyen, Ngọc Hạnh, Thị Hoa Trần, Tan Thoi Le, Đình Khang Vương, Bi Định Thị, Thương Hoàng, Thanh Le, Lưu Đức Bình Minh, Trần Văn Tám, Tôi Yêu Vệt Nam, Xuan Phung Thanh, Trang Le Thuy, Hồng Anh Nguyễn, Luyện Đinh, Yến Hải, Huyen Nga, Nguyên Đỗ, Bích Ngọc, Đào Phạm Thị Hồng, LDPP, Hiếu Thảo Lê Nguyễn, Dung Nguyen, Tran Van Thai, Song Dai, Thị Ngọ Lê, Mathidle de France, Bích Hiền, Thảo Phạm, Trương Thị Mỹ Lan, Nguyen Thi Thanh Huyen, Nguyễn Thị Thu Thủy, Huỳnh Thị Hạnh Uyên, Thu Vũ, Truc Nguyen, Ha Le, Nga Cao, Bich Van Le, Trang Nguyễn, Pham Quang Huy, Nguyễn Thụy Vân Khánh, Thu Ly Đỗ, Nguyễn Thị Thu Thảo, Kiet Mai Quoc, Yukino, Nguyễn Thị Xuân Mai, Hồ Hiếu, văn kiến, Linh Nguyễn, Anh Nguyễn, Tặng Vũ, Dung Thanh, Nguyễn Anh Kiệt TM-9.2, Giàu Dương, Tuyen Pham, Minh Thịnh Trần, nghia minh, Nguyễn Thị Thùy Trang, Đinh Thành Trung, Trường Minh Lao, Lê Xuyên, Tiên Nguyễn, Phạm Thị Hải Yến, Lê Thảo, Hạ Nguyễn Thị Kim, mỹ liên phạm, phuong pham, Liên Mùi, Chung Trương, Duy Hoàng Khánh, Cường Ngô, Trung Mai, Đặng Khoa Võ, Thông Trần Văn, Trong Cu Ngo, Le Ngo, Hien To...

Ban tổ chức

Tương tư tiếng nổ Vespa - Ảnh 6.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đoàn viên sau đại dịch: Tết sum vầy đầu tiên của hòa bình Đoàn viên sau đại dịch: Tết sum vầy đầu tiên của hòa bình

TTO - Dù đã trải qua 60 - 70 cái tết đủ cảm xúc đời người, họa sĩ Lê Thiết Cương hay nhạc sĩ Thụy Kha vẫn cứ da diết nhớ và tha thiết thương những cái tết gia đình đoàn viên đầu tiên của hòa bình.

Họa sĩ TRẦN TRUNG LĨNH - THIÊN ĐIỂU ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp