22/10/2024 09:08 GMT+7

Tưởng trẻ bụ bẫm không ngờ hội chứng vòng thắt siết chặt hạn chế vận động

Vòng thắt bẩm sinh là hội chứng hiếm gặp xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi, khi những dây màng ối quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không lưu thông máu. Nhiều trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ không biết tưởng do ngấn bụ bẫm.

Tưởng trẻ bụ bẫm không ngờ hội chứng vòng thắt siết chặt hạn chế vận động - Ảnh 1.

Hình ảnh gặp hội chứng vòng thắt bẩm sinh trước và sau phẫu thuật - Ảnh: BVCC

Ngày 22-10, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ cho biết các bác sĩ khoa ngoại tổng hợp 2 đã phẫu thuật tạo hình thành công cho bé gái K.A. 16 tháng tuổi mắc hội chứng vòng thắt bẩm sinh.

Không phát hiện sớm trẻ sẽ dị tật

Bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thăm khám với triệu chứng hạn chế vận động cổ bàn chân phải từ khi sinh. Qua thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng vòng thắt bẩm sinh.

Bác sĩ nội trú Sùng Đức Long, phó trưởng khoa ngoại tổng hợp 2, người trực tiếp phẫu thuật cho bé cho biết hội chứng vòng thắt bẩm sinh là một căn bệnh ít gặp ở trẻ, tuy nhiên nguy cơ để lại dị tật rất cao.

Hội chứng này biểu hiện qua các ngấn sâu trên các chi của trẻ mà rất nhiều phụ huynh lầm tưởng đó chỉ là các ngấn sinh ra do con mình bụ bẫm.

Các vòng thắt chèn mạch máu và dây thần kinh, khiến cho phần cơ thể dưới vòng thắt không thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh.

Đối với trường hợp của bé K.A., ê kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt bỏ vòng xơ cổ chân, phẫu thuật gỡ dính gân duỗi, khâu tạo hình vạt da. Sau phẫu thuật, các mạch máu nuôi lưu thông tốt, vết mổ khô và bé đã được ra viện.

ThS Lê Tuấn Anh, phó trưởng khoa chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết vòng thắt bẩm sinh là hội chứng hiếm gặp với tỉ lệ mắc là 1/1.200 - 1/1.500 trẻ.

Bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, khi những dây màng ối quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không lưu thông máu. Thậm chí, nếu dây màng ối siết chặt hoàn toàn có thể dẫn tới cụt chi, dị tật tay chân như dính ngón, khoèo chân.

Nếu dây chằng màng ối bám vào khu vực đầu, mặt hoặc cổ có thể dẫn tới các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch… Nguy hiểm hơn, nếu dây chằng này bám vào dây rốn hoặc thân mình có thể gây thai lưu.

Có thể điều trị trước sinh

TS Nguyễn Thị Sim, phó tổng giám đốc Bệnh viện Đại học Phenikaa cho biết trước đây, thai nhi bị bệnh phải chấp nhận rủi ro, nhưng hiện nay nhờ kỹ thuật nội soi bằng laser quang đông bào thai trong bụng mẹ, trẻ có thể được điều trị trước khi sinh.

Vì vậy, người mẹ trong quá trình mang thai cần đi khám thai định kỳ, thực hiện siêu âm 2D hoặc 3D/4D giúp chẩn đoán chi tiết và chính xác tình trạng dây màng ối quấn vào các bộ phận, cũng như các tổn thương thai nhi do dây màng ối gây ra.

Những bất thường của hội chứng này thường được chẩn đoán vào cuối của quý 1 hoặc đầu của quý 2 của thai kỳ bằng siêu âm hai chiều. Siêu âm 3 chiều (3D) cho phép phân tích mối liên quan không gian của thai nhi và dây màng ối, qua đó hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này và tư vấn tốt hơn cho cha mẹ.

Phẫu thuật nội soi bằng laser quang đông là phương pháp điều trị trước sinh duy nhất trong hội chứng dải xơ buồng ối. Với những vòng cuốn được chẩn đoán xác định gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu, chức năng chi... cần can thiệp nội soi bào thai trong tử cung để tránh bỏ sót, bởi phẫu thuật muộn dễ gây ra các dị tật nặng nề đáng tiếc với thai nhi.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để có hướng xử lý, điều trị kịp thời cho con. Một số phụ huynh còn nhầm tưởng con mình có nhiều ngấn sâu ở tay, chân do bụ bẫm.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý, phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ. Tay chân trẻ bụ bẫm có các vòng ngấn ở da rất nông và không giáp vòng. Trong khi vòng thắt rất sâu và thắt chặt hết chu vi của chân hoặc tay" - ThS Lê Tuấn Anh khuyến cáo.

Tưởng trẻ bụ bẫm không ngờ hội chứng vòng thắt siết chặt hạn chế vận động - Ảnh 2.Ly kỳ ca truyền máu thai nhi, giúp người mẹ sinh con sau 7 lần sẩy thai

Thai phụ 7 lần mang thai không thành công. Trong lần mang thai thứ 8, nhờ các bác sĩ truyền máu cho thai nhi, cô đã sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp