Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn - Ảnh: ANH DŨNG
Cung Trúc Lâm với diện tích xây dựng lên tới 6.000m2, vừa được hoàn thành giai đoan 1 vào cuối năm ngoái với kiến trúc truyền thống, lấy cảm hứng từ những kiến trúc cổ còn sót lại của Yên Tử, tiếp tục được chọn là địa điểm để tổ chức đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - khẳng định: Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam; trong sự nghiệp hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của tổ, đoàn kết hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một tịnh độ tại nhân gian.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của tổ, đoàn kết hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một tịnh độ tại nhân gian - Ảnh: ANH DŨNG
Cung Trúc Lâm với diện tích xây dựng lên tới 6.000m2, với nhiều tòa nguy nga tiếp tục được chọn là địa điểm để tổ chức đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn - Ảnh: ANH DŨNG
Trước đó, chiều 25-11 hàng nghìn phật tử cả nước đã có buổi hành trình tâm linh Con về bên Phật hoàng, xuất phát từ Cung Trúc Lâm lên chùa Hoa Yên. Tại đây, các Phật tử đã được nghe thuyết pháp về cuộc đời, sự nghiệp của Phật hoàng và tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm.
Đúng 23h30 hàng nghìn phật tử cùng các chư tăng làm lễ truyền đăng, nhiễu tháp Phật hoàng. Đây là một nghi lễ tâm linh tưởng nhớ thời khắc Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Một số hình ảnh đoàn phật tử trong hành trình tâm linh Con về bên Phật hoàng chiều 25-11 - Ảnh: ANH DŨNG:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận