07/10/2013 09:34 GMT+7

Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết

THANH TUẤN dịch
THANH TUẤN dịch

TT - Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer kiêm sử gia nổi tiếng Stanley Karnow là tác giả cuốn sách Vietnam: A history, được coi là một trong những bộ sử toàn diện nhất về cuộc chiến tại VN và từng được dựng lại thành thiên lịch sử truyền hình cùng tên trên PBS (đoạt được sáu giải Emmy).

8f7A8Eku.jpgPhóng to
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm bộ đội Trường Sơn - Ảnh: Mạnh Thường

Năm 1990, ông Karnow trở lại VN để viết bài về tướng Giáp cho tờ tạp chí của New York Times. Tuổi Trẻ trích đăng lại bài viết về cuộc gặp này của ông.

Chúng tôi gặp ở dinh thự của cựu toàn quyền Pháp tại Hà Nội. Tòa nhà bài trí công phu với khu vườn rộng, cây cối um tùm và giàn hoa giấy, nơi các quan chức VN vẫn thường tiếp khách. Người đàn ông thấp với làn da căng, tóc trắng, đôi mắt nhỏ và tác phong nhanh nhẹn. Ông mặc bộ quân phục đơn giản màu xanh lá cây, bốn ngôi sao trên cầu vai là dấu hiệu duy nhất về cấp bậc. Nụ cười rạng rỡ, ông nắm tay tôi và, rất ngạc nhiên, chạm má với tôi theo cách của người Pháp truyền thống.

Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh quân đội của VN, người sánh vai cùng các danh tướng như Grant, Lee, Rommel và MacArthur trong ngôi đền của các nhà lãnh đạo quân sự.

Một nhà chiến lược táo bạo, nhà logic lão luyện và nhà tổ chức không mệt mỏi, tướng Giáp đã chiến đấu hơn 30 năm trời, xây dựng nhóm du kích ngày nào trở thành một trong những quân đội hiệu quả nhất thế giới. Vượt mọi dự đoán, ông đập tan quân đội Pháp, nhưng chiến tích huy hoàng nhất của ông phải là đánh tan quân đội Mỹ với lực lượng vượt trội hơn rất nhiều lần.

“Quyết định nhất là con người”

Lính của tướng Giáp thực tế chứng tỏ sự gan dạ phi thường trong chiến tranh, làm bất ngờ các chiến lược gia Mỹ từng nghĩ chỉ sức mạnh đơn thuần [của Mỹ] có thể hạ tinh thần của lính Việt. Tướng Westmoreland thường lôi dẫn chứng về số lính hi sinh để tuyên bố quân cộng sản chuẩn bị thất bại. Sau chiến tranh, Westmoreland vẫn không hiểu vì sao mình thất bại.

Người Pháp từng gọi ông Giáp là “ngọn núi lửa phủ tuyết” - bề mặt tuyết bên ngoài che giấu tính cách quyết liệt bên trong. Giờ khi đã gần tới tuổi 80, tính cách ông dường như hiền hòa hơn cùng với tuổi tác. Nhưng ông vẫn thể hiện sức mạnh trí tuệ và ý chí quyết liệt từng giúp ông chiến thắng - và biến ông thành huyền thoại.

Một ngày sau cuộc gặp đầu, tôi được tới tư dinh của tướng Giáp - một biệt thự kiểu Pháp... Ông nói thứ tiếng Pháp hoàn hảo có pha chút giọng Việt. Khi nói chuyện nghiêm túc, ông bắt đầu bùng nổ với ngôn từ. Có trí nhớ siêu phàm, ông nhớ tên các đồng đội cũ hay chi tiết các sự kiện đã diễn ra cách đó nhiều thập kỷ.

Lính của tướng Giáp và những người dân ủng hộ họ chiến đấu trên chính mảnh đất của mình. Họ tin rằng sự hi sinh của mình sẽ khiến kẻ thù nao núng và cùng với thời gian giúp họ lấy lại được VN. Ông dùng chiến lược này với người Pháp và tự tin rằng nó thành công trong chiến đấu với người Mỹ.

“Chúng tôi không đủ mạnh để đuổi cả nửa triệu lính Mỹ, đó không phải mục tiêu của chúng tôi - ông nói - Mục tiêu của chúng tôi là đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Westmoreland đã sai khi nghĩ hỏa lực mạnh hơn của ông ta sẽ nghiền nát được chúng tôi. Nếu đọ hỏa lực, chúng tôi sẽ thất bại chỉ sau hai tiếng. Chúng tôi phát động chiến tranh nhân dân. Vũ khí tối tân của người Mỹ, thiết bị điện tử và tất cả thứ khác cuối cùng chẳng có nghĩa lý gì. Trong chiến tranh có hai yếu tố - con người và vũ khí. Mấu chốt nhất, quyết định nhất chính là yếu tố con người. Con người! Con người!”.

Ông định chiến đấu đến bao lâu? “Thêm 20 năm, thậm chí cả 100 năm, miễn là chiến thắng với bất cứ giá nào” - ông Giáp đáp lại ngay.

Thời trai trẻ

Ông Giáp khẳng định người cộng sản sẽ trả bất cứ cái giá gì cho chiến thắng, vì họ thiết tha với một mục tiêu là di sản dân tộc của người Việt - di sản đã nuôi dưỡng tinh thần thượng võ quyết liệt của đất nước. “Suốt lịch sử - ông kể - tư tưởng thấm đẫm nhất trong suy nghĩ của nhân dân tôi luôn chính là lòng yêu nước”. Tôi hiểu ông nói gì. Là chiến trường suốt 4.000 năm [lịch sử ], VN có vô số câu chuyện thật và huyền thoại về các chiến binh chống lại kẻ thù xâm lược. Các cuộc chiến này đã trui rèn ý thức dân tộc sống động trong thơ văn và nghệ thuật dân gian, trong những ngôi đền chùa - nơi trẻ em vẫn dâng hương những anh hùng huyền thoại.

Đến đầu thế kỷ 20, nước Pháp đã kiểm soát VN, nhưng sự thống trị này luôn bị các cuộc nổi dậy thách thức bất chấp sự đàn áp đẫm máu. Tướng Giáp được nuôi dưỡng trong môi trường này. Là con trai lớn trong gia đình có năm người con, ông sinh năm 1911 ở làng An Xá, Quảng Bình, ngay phía trên vĩ tuyến 17 mà sẽ chia cắt đất nước này 43 năm sau.

Ở lớp vỡ lòng của làng, ông Giáp bắt đầu học tiếng Pháp, nhưng ở nhà thì cha mẹ ông chỉ nói tiếng Việt. Ông Giáp miêu tả “họ gieo hạt giống yêu nước trong tôi”. Cha ông, một nông dân có học hành, biểu thị lòng yêu nước bằng cách dạy ông chữ Nôm. Nhờ đó, ông Giáp biết đọc cuốn sách đầu tiên, cuốn sách về lịch sử VN cho trẻ em: “Tôi phát hiện về cha ông mình, về các liệt sĩ và nghĩa vụ của chúng tôi phải gột bỏ những tủi nhục của quá khứ”.

Năm 1924, ông Giáp đến cố đô Huế học Trường Quốc học danh giá. Khi đó mới 13 tuổi, ông đã bắt đầu học chính trị. Học sinh thường gặp bí mật để thảo luận về các bài viết chống thực dân, đặc biệt là của một người ở nước ngoài mang tên Nguyễn Ái Quốc - người là Hồ Chí Minh sau này. Ông Giáp đặc biệt ảnh hưởng bởi Phan Bội Châu, một nhà dân tộc chủ nghĩa từ sớm và đang bị Pháp quản thúc tại nhà. Ông thường nhắc lời hiệu triệu của ông Phan Bội Châu: “Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy... Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”.

___________

Tin bài liên quan:

THANH TUẤN dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    " />
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp