03/04/2018 19:45 GMT+7

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp 'siêu khủng'

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Ông Nguyễn Ngọc Chung kể đầu tháng 3, có người hỏi mua cây "siêu khủng" của gia đình. Họ chuẩn bị sẵn giấy tờ thủ tục để ông ký và ông được trả 10 triệu đồng. Hai hộ khác cho "mượn đường" cũng được trả 10 triệu.

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp siêu khủng - Ảnh 1.

Vị trí rẫy ông Chung, nơi cây đa sộp đã được khai thác, vận chuyển đi - Ảnh: TRUNG TÂN

Trong lúc ba cây cổ thụ "siêu khủng" đang bị cơ quan chức năng Thừa Thiên - Huế tạm giữ để chờ xử lý, ngày 3-4 phóng viên Tuổi Trẻ Online đã tìm đến xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, nơi một cây đa sộp "siêu khủng" vừa được bứng đi hồi đầu tháng 3.

Nguồn gốc cây đa sộp

Theo đó, cây này được khai thác vào ngày 5-3 tại vườn gia đình ông Nguyễn Ngọc Chung ở thôn Giang Hòa, xã Tam Giang có chiều cao khoảng 14m, đường kính 1,3m.

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp siêu khủng - Ảnh 2.

Gốc cây đa sộp trong vườn ông Chung còn sót lại - Ảnh: TRUNG TÂN

Phóng viên Tuổi Trẻ Online có mặt tại vườn nhà ông Chung và được đưa đến vị trí cây đa sộp đã được khai thác, vận chuyển đi. Theo ông Chung, cây đa sộp này đã có trong vườn nhà ông hàng chục năm nay. 

Đầu tháng 3-2018, có người vào hỏi mua, nói để cúng cho một ngôi chùa ngoài Bắc. "Cây đa này không có giá trị về gỗ, nhưng tán rộng, chiếm diện tích đất khiến cây cà phê không phát triển được. Tuy nhiên do gia đình kiêng nên chưa phá, nghe có người muốn mua để cúng chùa mới đồng ý", ông Chung nhớ lại.

Theo ông Chung, người mua mang nhiều giấy tờ về xin phép khai thác, vận chuyển… nói ông ký rồi đưa lên xã để xác nhận vào ngày 5-3. 

Sau đó họ thuê máy móc về ủi một con đường rộng khoảng 4m, dài hơn 200m qua rẫy cà phê của 2 hộ khác để đưa máy vào khai thác, vận chuyển cây đi. 

"Số tiền họ bồi thường cho hai gia đình để mở đường khoảng 10 triệu, và cho tôi thêm 10 triệu đồng nữa. Mọi giấy tờ họ làm hết, việc đi trên đường như thế nào, có cúng cây cho chùa hay không, tôi không rõ" - ông Chung nói.

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp siêu khủng - Ảnh 3.

Ông Chung cho biết cho người mua khai thác cây với giá 10 triệu đồng - Ảnh: TRUNG TÂN

Ông Ngô Hữu Quý, phó chủ tịch UBND xã Tam Giang, xác nhận ông chính là người đã xác nhận vào đơn "xin khai thác vận chuyển và tiêu thụ lâm sản (cây đa sộp)" trong vườn ông Chung.

"Tôi đã cử cán bộ địa chính xuống kiểm tra hiện trường, hiện trạng và xác nhận cây đa nêu trên đúng là ở trong vườn ông Chung. Việc ông khai thác, vận chuyển như thế nào do các cơ quan có thẩm quyền khác quyết định" - ông Quý nói. 

Cũng theo ông Quý, ngày 21-3 xã yêu cầu những người đã mua cây phải hoàn thổ lại hố đã khai thác, trả lại mặt bằng con đường đã ủi qua rẫy cà phê của người dân rồi mới cho đi.

Còn nhiều cây "siêu khủng" khác

Chiều 3-4, trao đổi qua điện thoại ông Đỗ Quang Tùng, quyền cục trưởng Cục Kiểm lâm, xác nhận đang cử lực lượng kiểm lâm canh giữ ba cây cảnh "siêu khủng" đang tại trạm CSGT Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) chờ chủ cây đến nhận để xác minh.

Khi nghe báo chí đăng thông tin các cây "khủng" chở trên đường, bị tạm giữ ở trạm CSGT Phú Lộc, cục mới cử kiểm lâm ra ngăn chặn để, tạm giữ. "CSGT họ chỉ xử lý, xử phạt về tải trọng, kích thước quá khổ thôi. Hiện số cây gỗ này đang bị tạm giữ, chăm sóc để chờ chủ cây đến xác minh thêm" - ông Tùng nói.

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp siêu khủng - Ảnh 4.

Cây đa sộp nằm trên diện tích đất khoảng 3 sào của gia đình ông Chung - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo ông Đỗ Quang Tùng, dựa vào lời khai ban đầu của người vận chuyển cây, Cục Kiểm lâm đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk xác minh thông tin các cây gỗ này được khai thác và vận chuyển từ địa phương này. 

"Đó mới chỉ là thông tin bước đầu, đến nay chủ gỗ chưa đến nhận nên chúng tôi chưa có hồ sơ để xác định số cây này được khai thác từ đâu, vào thời điểm nào" -  ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, đến nay Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk có báo cáo nguồn gốc một cây đa sộp được khai thác ở thôn Tam Hòa, xã Tam Giang (Krông Năng, Đắk Lắk) có kích cỡ, hình dạng như những cây đang bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế. 

Tuổi Trẻ Online lần tìm nguồn gốc cây đa sộp siêu khủng - Ảnh 5.

Một số khúc gỗ từ cảnh cây đa sộp còn sót lại trong vườn ông Chung - Ảnh: TRUNG TÂN

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ông Y Sy K’đớk, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, cho biết ngày 21-3, khi cây đa sộp này vận chuyển từ huyện Krông Năng xuôi về quốc lộ 1 đã bị Hạt kiểm lâm huyện Ea Kar (Đắk Lắk) kiểm tra khi đi ngang địa bàn. 

"Quá trình kiểm tra chủ phương tiện xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ nên hạt đã cho đi" - ông Y Sy thông tin.

Tuy nhiên, theo ông Y Sy, cây đa sộp này có đúng là một trong ba cây "siêu khủng" đang tạm giữ tại Huế hay không thì phải kiểm tra, đối chiếu thêm mới khẳng định được. 

Đối với hai cây còn lại đang bị tạm giữ tại Huế, ông Y Sy cho biết đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm kiểm tra. Tuy nhiên đến nay chưa có thông tin nào cho thấy các cây gỗ khủng này được khai thác, vận chuyển từ Đắk Lắk.

Trong khi đó, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, các cây "siêu khủng" đang bị tạm giữ ở Thừa Thiên - Huế đều xuất phát từ Đắk Lắk. 

"Việc kiểm tra nguồn gốc cây gỗ khủng là rất khó vì diện tích tỉnh Đắk Lắk rất rộng, trong khi đó chủ cây chưa đến để xuất trình hồ sơ để kiểm lâm kiểm tra" - ông Đỗ Quang Tùng lý giải.

Cây

TTO - Đây là ý kiến của thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn. Ông Tuấn nói đang tiếp tục xác minh nguồn gốc cây "siêu khủng" và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi tiếp tay của kiểm lâm.

TRUNG TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp