Với câu hỏi "Bạn ấn tượng nhất với hoạt động/ tiện ích nào của Tuổi Trẻ Online trong năm qua?", tôi muốn dành lá phiếu online đầu tiên cho “việc sử dụng các bản tin infographic”.
Vị trí thứ hai dành cho một nỗ lực về mặt kỹ thuật chưa được đề cập trong thăm dò: sự kiện TTO từ ngày 2-9-2014 ).
Trong bối cảnh điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối mạng đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người thì chuyển động này của TTO đánh dấu nỗ lực đáp ứng nhu cầu “cá nhân hóa” của người dùng trong việc tiếp cận thông tin - cũng như khắc họa hình ảnh “một TTO chung” trên mọi thiết bị truy cập.
Vị trí thứ ba xin dành cho việc “Tăng cường những thăm dò/ bầu chọn”. Những thăm dò/bầu chọn nóng hổi không khí thời sự - mà gần đây nhất là chuyện - là một điểm cộng cho TTO trong năm 2014.
Song, có những câu hỏi tiếp theo cần nghĩ đến là: những kết quả bầu chọn được khai thác thế nào cho hiệu quả? Làm thế nào gia tăng lợi ích của bạn đọc khi tham gia phần này ngoài những ý nghĩa “cổ điển” là bày tỏ ý kiến riêng và theo dõi xu hướng ý kiến đám đông? Có những hình thức thể hiện nào sáng tạo, hấp dẫn hơn cho phần thăm dò/ bầu chọn?
Nhân tiện, xin bàn thêm của TTO nhân dịp mừng sinh nhật 11. Thăm dò đưa ra 6 lựa chọn - thiếu vắng “không gian” để bạn đọc đề xuất những ấn tượng khác ngoài “khung” này. Tất nhiên, ngay bên dưới khung thăm dò có lời gợi ý: “Ngoài những nội dung trên đây, có điều gì trên TTO gây ấn tượng nhất với bạn trong năm qua?”, song việc đề xuất ý kiến riêng trong khung thăm dò vẫn nhanh - gọn - lẹ - tiện hơn nhiều việc viết ra ý kiến rồi gửi đi - mà ý kiến ấy không có cơ hội xuất hiện trong biểu đồ biểu diễn kết quả chung.
Từ đây nảy sinh câu chuyện về vấn đề kỹ thuật trong thiết kế thăm dò: nhiều thăm dò có lựa chọn cuối cùng là “Khác”, song trong một số trường hợp - như câu hỏi “Ngoài những nội dung trên đây, có điều gì trên TTO gây ấn tượng nhất với bạn trong năm qua?”, thì lựa chọn “Khác” cần được thiết kế để bạn đọc có cơ hội thể hiện cụ thể ý kiến - để tránh mọi ý kiến khác với những ý ban tổ chức đưa ra đều chìm lấp trong một chữ “Khác” chung chung, mơ hồ trên biểu đồ.
Infographic và sức mạnh đa phương tiện
Dễ nhận ra infographic đang ngày càng được nhiều báo điện tử yêu thích, vì những hiệu ứng về thị giác, nội dung súc tích… giúp việc tiếp nhận thông tin nhanh chóng, có yếu tố thư giãn (đối với các infographic có nội dung nhẹ nhàng - thiết kế có yếu tố hài hước)…
Sự xuất hiện khá đều đặn của infographic trên TTO có lẽ là làn gió thật sự mới đối với bạn đọc TTO, ghi dấu những nỗ lực nâng cao nghiệp vụ làm báo điện tử và hòa vào xu hướng.
Các infographic có thể kể đến như: Kết quả , ; Toàn cảnh vụ lừa đảo, trốn thuế, , Dự án ...
Một sản phẩm thú vị khác TTO từng mang đến bạn đọc là videographic 2 của Malaysia Airlines.
Vì infographic không là “món mới” nên những bí quyết để tạo nên những infographic chất lượng, có “sức hút” lớn, thể hiện sự đầu tư công phu - càng cần được quan tâm.
Các thông tin trên infographic cần ngắn gọn - dễ hiểu, sự phối hợp màu sắc - biểu tượng - hình ảnh… cần được tính toán kỹ để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả việc tiếp nhận thông tin - kích thích xem tiếp; chứ không làm người xem rối mắt, mệt mỏi…
Với những chủ đề phức tạp, infographic có thể không chỉ dừng lại ở cung cấp thông tin mà còn là nơi êkip thực hiện thể hiện góc nhìn thông qua những so sánh - đối chiếu - hình ảnh hóa các dữ liệu.
Việc đưa infographic lên mặt trang cần chú ý về kích thước (size) để tránh tình trạng infographic bị “ép dọc” dẫn đến khó đọc như trường hợp “Toàn cảnh vụ , làm trái của Bầu Kiên” .
Vì cũng là sản phẩm báo chí nên infographic cần dẫn nguồn các thông tin được sử dụng. Việc dẫn nguồn (tất nhiên thường là các nguồn chính thức, đáng tin cậy) sẽ củng cố niềm tin của công chúng vào chất lượng infographic, đồng thời là ứng xử cần có đối với nguồn tin.
Hãy phất mạnh lá cờ “công nghệ”
Thực tế cho thấy báo điện tử hầu như có lợi thế nhiều hơn so với các loại hình báo chí khác trong việc tận dụng và phát huy sức mạnh của đa phương tiện. Cụ thể, ở báo điện tử, công chúng có thể nhìn thấy sự tích hợp đồng thời các yếu tố chính của truyền hình, báo in, phát thanh (chữ, hình ảnh, audio, video…).
Vậy nên, ngoài chất lượng nội dung thông tin; bản lĩnh phất lá cờ “đa phương tiện - công nghệ” để thật sự biến trang web trở thành “sân khấu của những ý tưởng” - là yếu tố quan trọng giúp một tờ báo điện tử gia tăng lợi thế cạnh tranh trên đường đua thông tin.
Quay lại câu chuyện infographic, với infographic tương tác, bạn đọc không còn xem thụ động mà có thể tham gia tương tác với infographic; tòa soạn có thể “tải” nhiều thông tin mà không quá lo bạn đọc bị quá tải vì thông tin sẽ được phân theo lớp.
Việc hướng đến những công trình báo điện tử công phu - riêng biệt - thể hiện rõ nét sự sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện trên nền đa phương tiện - có thể sẽ là những điểm cộng lớn cho TTO trong hành trình mới.
Việc ứng dụng công nghệ để tăng tính tương tác cũng cần được thể hiện trong giao lưu trực tuyến - một thế mạnh của TTO.
Ngoài hình thức quen thuộc (bạn đọc gửi câu hỏi qua mạng, câu trả lời của khách mời được đăng lên TTO kèm hình chụp buổi giao lưu), thật kỳ vọng trong hành trình mới, TTO sẽ có những cách “trình bày mới” cho “món quen”.
Với sự hỗ trợ của các phần mềm họp trực tuyến, các buổi tọa đàm trực tuyến có thể được tổ chức thường xuyên, ngay cả trong trường hợp các khách mời không tiện tập trung về một địa điểm.
Đón tuổi mới, mong TTO thêm nhiều đam mê để kiến tạo cái mới, thêm nhiều sáng tạo để làm mới cái cũ, thêm nhiều quyết tâm để bứt phá trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng khốc liệt.
Cám ơn những hiến kế rất thuyết phục của bạn đọc Mộc Anh dành cho Tuổi Trẻ Online. Chúng tôi cũng rất mong muốn nhận được những chia sẻ, góp ý của quý bạn đọc dành cho Tuổi Trẻ Online nhân dịp sinh nhật lần thứ 11. Xin gửi về email [email protected] hoặc phần Ý kiến phản hồi dưới bài viết. Bạn đọc cũng có thể để chia sẻ những nhận định/ ấn tượng của mình về Tuổi Trẻ Online trong năm qua. |
[poll width="400px" height="400px"]87[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận