Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm mô tế bào vùng mặt, theo dõi nhiễm trùng huyết.
Bé T. được tiếp oxy khẩn, truyền dịch, chích kháng sinh, sau 24 giờ bé giảm sốt, tình trạng cải thiện dần.
Mẹ bé T. cho biết sau khi sinh về nhà, bà nội kêu người quen xỏ lỗ tai cho bé. Vài ngày sau thì vết xỏ ở tai bị sưng đỏ, chảy nước vàng, ngày càng nặng nên mới đưa vào bệnh viện.
Bé bị nhiễm trùng vết xỏ lỗ tai, vi trùng lan nhanh ra xung quanh và vào máu gây nhiễm trùng máu nặng.
Phòng ngừa nhiễm trùng, phụ huynh nên chờ cho bé trên 7 tháng tuổi mới xỏ lỗ tai, vì lúc này sức đề kháng của bé có đủ để tự bảo vệ chống lại vi trùng xâm nhập.
Để việc xỏ lỗ tai cho con không bị nhiễm trùng, cần chú ý chọn những nơi bấm lỗ tai uy tín, đảm bảo vệ sinh, kiểm tra kỹ dụng cụ bấm lỗ tai. Tốt nhất những dụng cụ như kim cần được dùng mới sau mỗi lần bấm và đựng trong những gói vô trùng. Yêu cầu người bấm dùng găng tay sử dụng 1 lần.
Để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, nên để bé đeo chỉ xỏ tai trong vài tuần. Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.
Sau khi bấm lỗ tai, phụ huynh nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận