22/08/2024 20:01 GMT+7

Từng lo lắng các dự án thua lỗ yếu kém, nay Thủ tướng đã 'vui hơn rất nhiều'

Từ kinh nghiệm xử lý các dự án thua lỗ vừa qua, bài học rút ra là cần tái cấu trúc quản trị, nguồn vốn vay, tài chính và đầu vào nguyên liệu, gắn với cơ chế thực hiện.

Từng lo lắng các dự án thua lỗ yếu kém, nay Thủ tướng đã 'vui hơn rất nhiều'- Ảnh 1.

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất - Ảnh: TRẦN HẢI

Ngày 22-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành hóa chất Việt Nam.

Ông Phùng Quang Hiệp - chủ tịch Vinachem - cho hay với vai trò là ngành công nghiệp cơ bản, đã có những chuyển biến căn bản từ cơ chế quản lý kế hoạch sang cơ chế thị trường.

Qua các giai đoạn, cơ cấu nhóm ngành, chủng loại sản phẩm của tập đoàn ngày càng được hoàn thiện và mở rộng cả về chất lượng và số lượng.

24 nhà máy được xây dựng trong vòng chưa đầy một thập kỷ

Có những thời kỳ, công nghiệp hóa chất là một trong những ngành thể hiện rõ rệt tính chủ đạo của công nghiệp quốc doanh với 24 nhà máy được xây dựng trong vòng chưa đầy một thập kỷ, đảm bảo được gần 70% giá trị tổng sản lượng toàn ngành.

Mặc dù có những giai đoạn khó khăn, một số dự án, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, nhưng tập đoàn vẫn duy trì tăng trưởng, đảm bảo việc làm, thu nhập cho gần 25.000 lao động. 

Tập đoàn cũng đã phát huy tối đa vai trò điều tiết và cung ứng các sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng và sản xuất, điều tiết thị trường...

Chia sẻ với cán bộ, ngành lao động ngành hóa chất về những dự án này khi nhắc lại những năm sau đại dịch, trực tiếp đi khảo sát những dự án, nhà máy thua lỗ, yếu kém như đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Thủ tướng nói từng cảm thấy lo lắng. 

Tuy nhiên, ông cho rằng hôm nay “vui hơn rất nhiều” khi chứng kiến kết quả doanh thu kỷ lục của tập đoàn - điều mà trước đây nghĩ rằng khó đạt được.

Điểm lại những chặng đường lịch sử của ngành, Thủ tướng nhắc đến tên của các nhà máy được thành lập đã “đi vào lịch sử” như cao su Sao Vàng, supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, ắc quy Vĩnh Phú, đạm Hà Bắc… trở thành niềm tự hào, vừa đảm nhiệm sứ mệnh trong chiến tranh, vừa góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Có những giai đoạn tập đoàn gặp khó khăn do kinh doanh thua lỗ, doanh thu giảm sút, phải xử lý các dự án thua lỗ, yếu kém. 

Tuy vậy, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành, địa phương, sự quyết tâm của tập đoàn, Vinachem đã nỗ lực từng bước có hiệu quả, xử lý doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả. 

Đến nay, các doanh nghiệp này đã có lãi sau khi tái cấu trúc, trả nợ vay, xử lý vướng mắc tồn đọng. Đặc biệt là việc phương án tiếp tục triển khai dự án mỏ muối kali tại Lào, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu muối với tinh thần "không có lý gì chùn bước, không bàn lùi chỉ bàn làm”. 

Từng lo lắng các dự án thua lỗ yếu kém, nay Thủ tướng đã 'vui hơn rất nhiều'- Ảnh 3.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 55 năm truyền thống ngành hóa chất - Ảnh: TRẦN HẢI

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao kết quả đạt được về doanh thu, lợi nhuận. Riêng 6 tháng đầu năm nay doanh thu ước đạt 31.000 tỉ đồng, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo việc làm cho hơn 20.000 lao động.

Tuy vậy, ngành cũng có những thách thức. Đó là còn sản phẩm hóa chất giá trị gia tăng cao, nhiều loại nguyên liệu đầu vào còn nhập khẩu, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ còn lạc hậu, chưa chú ý khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh, còn tình trạng ô nhiễm…

Đẩy mạnh tái cơ cấu, cấu trúc hoạt động

Trước yêu cầu phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh Vinachem cần kiên trì nguyên tắc đã nói là làm, đã làm phải thông, chỉ bàn làm không bàn lùi; tăng cường sự đoàn kết, vì lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Cùng đó, cần phối hợp các bên, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân bổ nguồn lực, thiết kế công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tránh tình trạng xin cho. Củng cố bộ máy, tinh gọn, dám nghĩ dám làm, rà soát nguồn lực, tái cấu trúc doanh nghiệp

Đặc biệt, từ kinh nghiệm xử lý các dự án thua lỗ vừa qua, bài học rút ra là cần tái cấu trúc quản trị, nguồn vốn vay, tài chính và đầu vào nguyên liệu, gắn với cơ chế thực hiện. 

Với vai trò nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, Vinachem cần phát huy vai trò trụ cột, nòng cốt, tăng sức cạnh tranh. 

Từng bước chuyển đổi phù hợp xu thế chuyển dịch năng lượng, cuộc cách mạng 4.0; tận dụng cơ hội mới trong xu thế chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, ngành công nghiệp tương lai, ngành mới nổi như bán dẫn, ắc quy, pin lưu trữ…

Chú trọng cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị làm ăn yếu kém. Sớm hoàn thiện nhân sự, bộ máy tổ chức, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đánh giá dân chủ, tập trung. Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, tập trung chuyển đổi số, giải quyết dứt điểm các tồn đọng kéo dài.

Đặc biệt, Thủ tướng bày tỏ sốt ruột về đầu tư của tập đoàn nhà nước. Vì phải đầu tư mới phát triển đất nước, đầu tư trên cơ sở tập trung, không dàn trải. 

“Không thể thấy chứng khoán giàu nhanh quá lại chạy sang chứng khoán, đua nhau mở ngân hàng, đua nhau mở bất động sản lại thất bại” - Thủ tướng phân tích và yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước cần bám sát lĩnh vực cốt lõi, không đầu tư ngoài ngành để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh.

Từng lo lắng các dự án thua lỗ yếu kém, nay Thủ tướng đã 'vui hơn rất nhiều'- Ảnh 4.Hồi sinh dự án thua lỗ, yếu kém

Tư duy mới trong việc tháo gỡ các dự án thua lỗ, yếu kém ngành công thương đã giúp hồi sinh những nhà máy tưởng chừng không còn cơ hội tham gia thị trường.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp