16/12/2015 10:19 GMT+7

Từ vườn Ông Thượng đến Tao Đàn: Sài Gòn nhiều nơi thú vị

THU NGUYỆT - C.TH.
THU NGUYỆT - C.TH.

TTO - “Cám ơn báo Tuổi Trẻ góp phần khơi dậy biên niên sử 300 năm Sài Gòn. Những câu chuyện này hầu như vắng bóng trong sách giáo khoa môn Lịch sử”.

Chơi quần vợt trong Le Cercle Sportif Saigonnais – CSS tại Jardin Maurice Long (vườn Ông Thượng), nay là Công Viên Tao Đàn  -  Ảnh tư liệu

Bạn đọc Mulia viết sau khi đọc loạt bài “Từ vườn Ông Thượng đến Công viên Tao Đàn” trên trang Văn hóa giải trí Tuổi Trẻ Online.

Bạn đọc Thang Rin nhận xét: “Bài viết rất hấp dẫn và thông tin khảo cứu có giá trị”. Bạn đọc tên Tân đồng cảm: “Bài viết đã cho biết thêm về lịch sử các cổ tự ở Sài Gòn, đây là những yếu tố góp phần tạo ra hồn Sài Gòn, hiện vẫn còn rất nhiều ngôi cổ tự có kiến trúc nghệ thuật rất đẹp và giá trị tại Sài Gòn”. 

Bạn đọc Vũ Trân thì bày tỏ: “Thông tin hữu ích và thú vị! Hồi nhỏ nghe Bà Ngoại cứ nói vườn Bờ Rô, giờ mới biết. Sài Gòn có quá nhiều nơi thú vị như vậy, mỗi nơi đều có một "tiểu sử" như một con người vậy. Mong sẽ có những bộ phim tài liệu về Sài Gòn xưa”.

Nhiều bạn đọc cũng kể thêm những kỷ niệm, hồi ức, kiến thức của mình về địa danh công viên Tao Đàn.

Bạn đọc Ngô Bá Nhất cảm nhận: “Công viên Tao Đàn có một bầu không khí khác biệt so với công viên khác”.

Bạn đọc nữ Nước Đặng cho hay: “Ngày xưa, trong khuôn viên vườn có trường tiểu học Tao Đàn, cô đã từng học ở đây. Cô học năm cuối là 1976, sau đó, lên lớp 6, trường bị đập bỏ vào ngày 14/12”. 

Bạn đọc Trans thì chia sẻ: “Tôi nghĩ chùa Từ Ân phải nằm ở công viên Tao Đàn ngày nay, vì chùa xưa có diện tích thường rất rộng, có nhiều cây cối um tùm, cảnh quan tươi mát, đẹp đẽ. Nếu hai ngôi chùa này không bị tàn phá và vẫn còn ở vị trí này thì cảnh quan Sài gòn đẹp biết bao!”

Tao Đàn rợp mát cây xanh ngày nay - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Bạn Thanh Long nói lại về tên của địa danh: “Tao = tao nhã, thanh cao. Đàn = nền. Tên công viên ý nói, đây là nơi có một nền tảng về sự tao nhã, thanh thoát. Ngày trước, còn có tên là Vườn Tao ngộ, nơi gặp gỡ thăm viếng của các chiến binh với gia đình”.

Vì viết về lịch sử nên tác giả bài viết về Tao Đàn (nhà báo Trần Nhật Vy) cũng dùng những phương ngữ trước đây cho phù hợp. Điều này cũng khiến bạn đọc thú vị. “Tiếng Việt xưa ngộ quá, nói sao viết vậy nhưng thiệt chơn chất, rất thiệt tình”, bạn Quốc để lại lời bình luận. “Đọc lại cách dùng từ hồi xưa thấy cũng vui vui và hấp dẫn”, bạn Hoàng Nguyên tán đồng.

Bạn đọc Tân Sebastian thì cho hay: “Bây giờ bà nội mình vẫn dùng những chữ ngày xưa để nói chuyện thường ngày như, Vườn Bờ Rô, Chợ Sài Gòn... Ra đường coi chừng mấy chiếc xe Huê Kỳ nó chạy nhanh lắm nha con... Nghe dễ thương”.

Cũng như nhiều người Sài Gòn yêu những khoảng không gian xanh giữa lòng đô thị như Tao Đàn, bạn Vũ Trân bày tỏ sự lo lắng: “Bây giờ Tao Đàn dường như không còn là vườn nữa rồi mà bị bao vây, ngộp thở bởi biển quảng cáo & bê tông. Đi Vườn Tao đàn hay Công viên Tao Đàn mong để được hít thở không khí trong lành nhưng bây giờ quả thiệt là khó”.

Ý kiến của bạn ra sao, xin mời để lại ở phần Bình luận bên dưới.

*Xem loạt bài về Vườn Tao Đàn TẠI ĐÂY

THU NGUYỆT - C.TH.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp