20/01/2025 20:28 GMT+7

Từ vụ giá ngâm chất cấm, phải tăng trách nhiệm với doanh nghiệp, siêu thị

Chất cấm dùng để ngâm giá ở tỉnh Đắk Lắk không nằm trong danh mục cho phép nhưng vì lợi nhuận mà người sản xuất bất chấp.

Từ vụ giá đỗ ngâm chất cấm, chúng ta phải tăng trách nhiệm cho doanh nghiệp, siêu thị - Ảnh 1.

Việc tăng kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm đầu vào hiện nay cần được làm mạnh để hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng - Ảnh: N.TRÍ

Nhận định trên được ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đưa ra tại buổi làm việc với ngành quản lý an toàn thực phẩm, công thương của TP.HCM về vấn đề an toàn thực phẩm dịp Tết diễn ra ngày 20-1.

Thay đổi quy định để tăng trách nhiệm doanh nghiệp

Theo ông Nam, cần tăng trách nhiệm, vai trò của nhà sản xuất, phân phối bởi hiện nay với một thị trường rộng khắp, lượng hàng dồn dập như TP.HCM thì một mình cơ quan quản lý nhà nước không thể kiểm soát xuể.

Thay vào đó, các đơn vị phân phối phải ngồi lại với nhau và ngồi với cơ quan quản lý để xây dựng một cơ chế giám sát chặt, hoạt động theo chuỗi. Ở đây có thể thay đổi quy định để nâng trách nhiệm của doanh nghiệp lên, buộc lực lượng này phải tự giác chấp hành, minh bạch trong kiểm soát.

"Siêu thị cần phải thông tin rõ ràng về các nhà cung cấp, kết quả kiểm nghiệm cho cơ quan quản lý, thậm chí khi lấy mẫu hàng hóa nên có sự tham gia của cơ quan quản lý để giám sát chính siêu thị đó.

Cơ chế ba bên, từ cơ sở sản xuất, phân phối, đơn vị kiểm nghiệm thế nào, phối hợp với nhau ra sao. Tới đây, chúng tôi sẽ nghiên cứu và kết hợp với ngành y tế để xem lại tầng suất kiểm nghiệm", ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Tống Xuân Chinh - phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, TP.HCM khá rộng lớn với hàng hóa nhiều nhưng lượng lấy mẫu kiểm soát hiện quá khiêm tốn. Do đó, sắp tới cần cải thiện khâu này, bởi việc lấy mẫu đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc, định hướng kiểm tra.

Đại diện nhiều cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng câu chuyện giá ngâm thuốc là một bài học lớn. Ở đây việc tăng kiểm soát từ gốc, tăng lượng lấy mẫu là rất cần thiết. Do đó, trường hợp Nhà nước gặp khó vì không đủ kinh phí thì tăng vận động xã hội hóa khâu này.

Nhiều khó khăn nhưng sẽ cố gắng

Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Phạm Khánh Phong Lan - giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM - cho biết TP đã ký kết với 15 tỉnh thành trong đề án phát triển thực phẩm an toàn. Tuy nhiên do TP phần lớn nhập thực phẩm từ các tỉnh nên ngành nông nghiệp các tỉnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng.

Cũng theo bà Lan, hiện nay đơn vị gặp nhiều khó khăn như quyền hạn để thâm nhập, bắt quả tang các vụ sai phạm còn hạn chế, đặc biệt những vụ dùng chất cấm; kinh phí cho kiểm nghiệm khiêm tốn; xử lý tiêu hủy hàng hóa gặp khó.

Bà Lan khẳng định sắp tới sẽ tìm thêm giải pháp để tăng kiểm tra từ gốc, tăng vận động xã hội hóa khâu kiểm nghiệm, tăng phối kết hợp với các doanh nghiệp, siêu thị để kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào tốt hơn.

Sẽ tiếp tục kiểm tra mặt hàng giá sống

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, qua kiểm tra cơ bản ban đầu, hiện các mẫu giá sống từ kho tổng của Bách Hóa Xanh ở quận 7, TP.HCM và các mẫu khác vẫn đạt chuẩn, chưa phát hiện chất cấm.

"Tới đây đơn vị sẽ tiếp tục kiểm tra để được kết quả khách quan, thực tế hơn. Chúng tôi xác định kiểm tra thường xuyên, chứ không đợi báo chí phản ánh mới làm".

Từ vụ giá đỗ ngâm chất cấm, chúng ta phải tăng trách nhiệm cho doanh nghiệp, siêu thị - Ảnh 2.Nếu không kiểm soát tốt, chuyện giá đỗ ngâm chất cấm không chỉ dừng lại ở Bách Hóa Xanh

Câu chuyện giá đỗ ngâm chất cấm sẽ không chỉ dừng lại ở Bách Hóa Xanh, mà có thể xảy ra ở nhiều nơi nữa nếu như chúng ta không kiểm soát tốt, không cùng nhau bắt tay kiểm soát, nhất là khi nhà cung cấp vì lợi nhuận mà cố ý làm sai.



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp