03/02/2023 08:06 GMT+7

Từ việc chủ tịch UBND TP.HCM tự hạ bậc thi đua...

Việc Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tự hạ một bậc thi đua vì tỉ lệ giải ngân đầu tư công năm 2022 của TP.HCM chỉ đạt 68% (thấp hơn chỉ tiêu 95% được giao) đã tạo tiền lệ cần thiết.

Tiền lệ về ý thức tự giác chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ công hạn chế, không đạt yêu cầu đề ra.

Nếu nhân rộng việc làm này ra các cơ quan, đơn vị và từng lĩnh vực cụ thể khác sẽ tạo bước chuyển tích cực nêu cao ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo chủ chốt, giữ trọng trách trong các cơ quan, đơn vị. 

Lâu dài, chính việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên hiệu quả công việc cụ thể, thay vì đánh giá chung chung, bỏ phiếu qua loa sẽ nâng cao chất lượng cho đội ngũ và nền hành chính công.

Theo quy định hiện nay, để đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao rất quan trọng. 

Trong đó có yêu cầu các chức danh này xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể. 

Nhưng thực tế, khi được chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 11-2022), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận tổng thể việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm, kết quả công việc đầu ra và chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Dù nhiều bất cập như vậy, kết quả đánh giá, xếp loại này lại là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. 

Rõ ràng hạn chế về đánh giá phân loại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác cán bộ.

Ở quy mô địa phương, thay vì chỉ dừng lại ở trách nhiệm của việc giải ngân đầu tư công, TP.HCM cần nhân rộng việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu bằng cách định lượng tiêu chí rõ ràng về nhiệm vụ vị trí lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị. 

Trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TP, ngoài giải ngân đầu tư công, còn rất nhiều tiêu chí liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên, xây dựng, du lịch, công thương, văn hóa xã hội..., mà kết quả đạt được đóng góp quan trọng vào tổng thể thành tựu chung của TP.

Từ tiền lệ nhận hạ bậc thi đua của người đứng đầu TP, ngay từ đầu năm 2023, TP có thể đề ra nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể cần đạt được cho từng vị trí lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, sở ngành, quận huyện... 

Bảng phân công này cần được niêm yết công khai, từ đó làm thước đo đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ theo kết quả công việc đạt được vào cuối năm.

Định lượng công việc cụ thể như vậy không chỉ là kết quả đánh giá thuyết phục, mà còn thể hiện trách nhiệm chính trị, công vụ của cán bộ, lãnh đạo chủ chốt với cơ quan, nhân dân. 

Người dân cũng dựa vào kết quả đạt được để đánh giá tín nhiệm cán bộ. Kết quả đánh giá, xếp loại thực chất, chính xác, công bằng cũng là cách để làm các công tác cán bộ đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch UBND TP.HCM: ‘Thương hiệu vàng’ giúp TP nâng tầm thương hiệu ra quốc tếChủ tịch UBND TP.HCM: ‘Thương hiệu vàng’ giúp TP nâng tầm thương hiệu ra quốc tế

45 thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp TP.HCM có kết quả xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ đã đạt giải thưởng Thương hiệu vàng TP.HCM lần 3 năm 2022. Lễ trao giải được tổ chức tối 6-1 tại TP.HCM.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp