Máy tính bảng lấn sân laptop trong công sở - Ảnh minh họa: mobilegeeks |
Từ khi ra mắt, máy tính bảng (tablet) đã được sử dụng thiên về giải trí như chơi game và xem video hay phim trực tuyến bên cạnh lướt web. Do màn hình lớn hơn điện thoại thông minh (smartphone) nên tablet đáp ứng dễ dàng nhu cầu giải trí này.
Cuộc đua về các tính năng giải trí xoay quanh nâng cấp độ phân giải màn hình từ HD, sang Full-HD và nay là chuẩn Quad HD hay 2K. Kế đến là cấu hình gồm các thông số kỹ thuật như chip xử lý nhiều nhân và bộ nhớ RAM đủ đảm đương các game di động "nặng nề" ngày càng yêu cầu khả năng xử lý mạnh mẽ.
Tablet dừng ở chức năng phục vụ nhu cầu giải trí di động của người dùng cho đến hai năm trở lại đây khi những thiết bị 2-trong-1 hay còn gọi "thiết bị lai" bắt đầu ra mắt, dọn đường cho tablet lấn sân sang môi trường công sở, nơi máy tính xách tay chiếm lĩnh.
Một số hãng tiên phong với các dòng máy tính bảng hơi hướng công việc như HP, Microsoft, Samsung, Dell, Lenovo và Asus. HP có ElitePad hay , Microsoft với các thế hệ Surface hay , hay Transformer Pad, phủ rộng nhiều kích cỡ, tương tự Samsung có tablet Galaxy Note 10.1, đến và ... thậm chí Apple cũng chen chân với vừa ra mắt.
Máy tính bảng trong vóc dáng của máy tính xách tay khi kết hợp với bàn phím vật lý QWERTY, chuyển đổi công năng linh hoạt - Ảnh: T.Trực |
Một dòng sản phẩm 2-trong-1 tablet lai laptop của Asus - Ảnh: T.Trực |
Thị trường đã có nhiều chọn lựa, nhưng người tiêu dùng còn e ngại với câu hỏi liệu tablet có đủ sức thay thế laptop trong công việc phổ thông? Tác giả đã thử tìm câu trả lời từ công việc của chính bản thân trong một năm qua với một số tablet.
Tôi đã bỏ laptop ở nhà
Mạnh dạn thử nghiệm mang tablet đi công tác thay cho laptop, tôi tin rằng bất kỳ ai cũng nhận ra ngay về độ linh hoạt và thuận tiện. Tablet mỏng, gọn và nhẹ, trọng lượng chỉ khoảng chỉ 400g-600gr cho một máy tính bảng kích cỡ màn hình 9,7-inch đến 10-inch, cộng thêm 200-300g cho bàn phím vật lý nên dễ mang theo khi di chuyển như một quyển sách bìa cứng.
Tablet với vỏ bao đẹp mắt, gọn nhẹ như một cuốn sách - Ảnh: T.Trực |
Yếu tố chính được nhân viên văn phòng quan tâm là khả năng xử lý công việc, tablet giải quyết gọn. Ngoài các tablet dùng Windows 8/8.1, những tablet dùng Android như Galaxy Tab S2 vừa qua bắt đầu tích hợp sẵn bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office gồm Word, Excel và Powerpoint "chính hãng". Theo đó, các tài liệu văn bản Word, bảng tính Excel hay tập tin trình diễn Powerpoint ở công ty đều xử lý tốt trên tablet.
Bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office đã có mặt trên tablet dùng Android - Ảnh: T.Trực |
Xử lý văn bản Word bao gồm cả chèn hình và định dạng - Ảnh: T.Trực |
Xử lý tài liệu Excel kèm đồ thị - Ảnh: T.Trực |
Trong khi các phần mềm trên laptop có phí bản quyền thì người dùng có thể chọn trong hàng triệu ứng dụng phù hợp với công việc miễn phí trên các chợ Google Play, Samsung Apps, Amazon Appstore. Nhóm ứng dụng Công việc rất đa dạng, từ quản lý công nợ, thu chi, làm việc nhóm, quản lý dự án cho đến kết nối mạng riêng ảo VPN của doanh nghiệp, quản lý email qua ứng dụng Gmail hay Outlook.
Cá nhân tác giả có thể kết hợp các ứng dụng ghi âm, chụp ảnh và xử lý ảnh với Snapseed hay Photoshop Express, dùng Microsoft Word hay Google Docs để gõ bài viết. Nói đến soạn thảo văn bản, đây là yếu tố lớn gây cản trở người tiêu dùng chọn tablet thay laptop cho công việc. Các hãng sản xuất giải quyết bằng phụ kiện đi kèm: bàn phím vật lý QWERTY thay cho bộ gõ trong tablet (ứng dụng bàn phím ảo).
Theo thời gian, bàn phím vật lý phụ kiện tablet đã cải tiến rất nhiều, từ gắn kết bằng đế cắm tiếp xúc trực tiếp, các tablet hiện nay kết nối với bàn phím qua Bluetooth 4.0 - 4.1, người dùng gần như không thể nhận ra độ trễ khi tay gõ phím với nội dung xuất hiện trên màn hình. Các ứng dụng bộ gõ hỗ trợ tốt cả hai kiểu gõ tiếng Việt thông dụng là Telex và VNI.
Bàn phím hỗ trợ các dãy phím chức năng, phím số và cả bàn cảm ứng tương tự trackpad của laptop. Khoảng cách giữa các phím vừa đủ độ rộng cho người dùng có bàn tay lớn.
* Xem:
Máy tính bảng hiện nay có nhiều lựa chọn bàn phím vật lý đi kèm - Ảnh: T.Trực |
Bàn phím vật lý phụ kiện cho tablet mới của Samsung còn có cả bàn cảm ứng (trackpad) - Ảnh: T.Trực |
* Tablet cho công việc nên chọn từ 9,7-inch trở lên. Đó là kinh nghiệm sử dụng vì 9,7-inch đến 10,1-inch vừa đủ để các khối nội dung hiển thị rõ ràng trên màn hình.
Yếu tố kế tiếp là thời lượng pin, trung bình laptop có thời lượng pin từ 7-9 giờ sử dụng liên tục với kết nối Wi-Fi Internet, nhỉnh hơn so với tablet tầm 4-5 giờ (hoặc 8-9 giờ dùng bình thường). Tuy nhiên, pin có thể được "hồi sức" nhanh gọn qua pin dự phòng từ 10.000 mAh trở lên cũng nhỏ gọn, phổ biến và giá bình dân hiện nay, thay cho bộ adapter cùng cáp loằng ngoằng của laptop. Bạn khó lòng mượn bô sạc pin laptop của hãng này gắn cho sản phẩm hãng kia, nhưng pin dự phòng "thân thiện" với tất cả tablet qua cổng micro-USB.
Truyền tải dữ liệu. Bạn có thể áp sát hai tablet, tablet-smartphone để truyền tải rất nhanh dữ liệu nhờ các kết nối như giao tiếp-tầm gần NFC, không dây Bluetooth hay Wi-Fi Direct. Trong khi đó, bạn chỉ có thể dùng USB chép từ laptop này sang laptop kia, hoặc gửi email dữ liệu. Tablet có thể đưa dữ liệu đang làm dở dang lên "đám mây" Google Drive, Microsoft OneDrive, DropBox, Box.net... để đồng bộ lên smartphone hay tiếp tục xử lý trên máy tính công ty hoặc tại nhà.
Bảo mật. Một số tablet như Galaxy Tab S2 hay iPad Air 2 có tích hợp bảo mật qua dấu vân tay, một chế độ bảo vệ chỉ có ở các laptop cao cấp. Ngoài ra, bên trong hệ điều hành Android có cơ chế mã hóa dữ liệu lưu trữ trên tablet, các chế độ chứng thực chứng chỉ số, giải pháp bảo mật tích hợp như Samsung KNOX hay của BlackBerry.
Làm việc nhóm. Hội thoại video nhóm qua ứng dụng Skype hay Hangouts, tablet làm tốt công việc này nhờ hỗ trợ camera trước - sau.
Cuối cùng, những cảm biến tích hợp trong máy tính bảng như con quay hồi chuyển, gia tốc kế, định vị vệ tinh GPS mà laptop phổ thông không sở hữu có thể có ích trong nhiều trường hợp. Do đó, bạn có thể tự tin bắt đầu thử nghiệm dùng tablet thay cho laptop ngay trong tuần này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận