15/08/2016 09:26 GMT+7

Tự tin phát biểu trước đám đông

TUẤN MINH (Theo WikiHow)
TUẤN MINH (Theo WikiHow)

TTO - Một diễn thuyết gia thành công sẽ làm thay đổi nhận thức và hành động của người nghe một cách tích cực bằng cách khiến họ cảm nhận được tinh thần, tình cảm và thông điệp của bài phát biểu.

Để trở thành một người diễn thuyết giỏi, bạn cần phải biết được những yếu tố giúp một bài phát biểu thành công như nội dung, giọng nói, ý nghĩa của những khoảng lặng, từ khóa được nhấn mạnh và tốc độ nói.

1. Nói chậm rãi

Trở thành một người nói trước công chúng, bạn cần tránh khỏi cảm giác gấp gáp, nóng vội khi phát biểu, thậm chí ngay cả khi thời gian không hề ưu đãi cho bạn.

Tâm lý hồi hộp, lo lắng sẽ khiến bạn đẩy nhanh tốc độ nói lên một cách bất thường mà đôi khi bạn không thể kiểm soát được. Ngoài ra, do quá tập trung, nhập tâm, bạn cũng có thể tăng tốc độ nói mà không hay biết.

Nói chậm rãi, vừa nghe và biết kết hợp biểu cảm gương mặt và lên xuống giọng - Ảnh: WikiHow
Nói chậm rãi không có nghĩa là nói thật chậm gây cảm giác buồn chán, buồn ngủ cho người nghe - Ảnh: WikiHow

2. Hạn chế ngập ngừng, nói lắpNói từ tốn, chậm rãi không có nghĩa là cả bài phát biểu chỉ nói một tông giọng duy nhất, gây nhàm chán. Thay vào đó, bạn hãy duy trì cho mình một nhịp độ trình bày ổn định nhất và đan xen vào những trạng thái biểu cảm trên gương mặt cũng như ngôn ngữ hình thể.

Những từ thường được sử dụng để lấp đầy những khoảng lặng trong khi người nói đang dừng lại để suy nghĩ như: ừm, ầm, à, ờm, như là, như…

Luyện tập để hạn chế tối đa việc nói lắp và
Luyện tập để hạn chế tối đa việc nói lắp và "ậm ừ" quá nhiều trong bài phát biểu - Ảnh: WikiHow

Ngay cả khi đã phân tích rất kĩ những ý quan trọng, bạn vẫn nên lặp lại một câu tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ về ý đó sau khi chuyển qua ý mới hoặc khi kết thúc toàn bộ bài phát biểu.

3. Nhấn mạnh và lặp lại những ý quan trọng

Khi cần nhấn mạnh vào ý nào, bạn chỉ cần nói thật chậm rãi lại, cao giọng hơn và lặp lại thêm một lần nữa nếu cần. Qua đó, người nghe sẽ dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ và lặp lại vắn tắt những gì họ nghe được.

4. Lên xuống giọng khi cần

Mặc dù cảm thấy lo lắng và hồi hộp khi trình bày, bạn vẫn có thể khiến mọi thử trở nên đơn giản hơn nếu biết thả lỏng cơ thể và đưa cảm xúc của mình vào trong nội dung bài phát biểu. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn.

Thông thường, người nói lên giọng để nhấn vào từ khóa hoặc ở cuối các câu hỏi, câu cảm để tạo ấn tượng mạnh cho người nghe - Ảnh: WikiHow
Thông thường, người nói lên giọng để nhấn vào từ khóa hoặc ở cuối các câu hỏi, câu cảm để tạo ấn tượng mạnh cho người nghe - Ảnh: WikiHow

Bằng cách lên giọng nhấn vào những từ khóa, cuối câu hỏi, xuống giọng cuối câu trần thuật hay thể hiện cảm xúc theo ý nghĩa trạng thái của các câu cảm, bạn sẽ dễ dàng gây được sự chú ý và thiện cảm của người nghe thay vì chỉ cứng nhắt như rô bốt và lựa chọn một cách thể hiện an toàn hoặc nhàm chám.

5. Khoảng lặng đúng lúc

Đôi lúc những khoảng lặng yên tĩnh lại nói lên rất nhiều điều và có những tác dụng nhất định.

Đôi khi, những khoảng lặng được thêm vào sau một hồi phát biểu dài sẽ giúp người nghe lắng đọng lại kiến thức lâu hơn - Ảnh: WikiHow
Đôi khi, những khoảng lặng được thêm vào sau một hồi phát biểu dài sẽ giúp người nghe lắng đọng lại kiến thức lâu hơn - Ảnh: WikiHow

Cụ thể, sau khi trình bày khá nhiều luận điểm phức tạp, liên tục đưa ra những ý quan trọng hay trình bày những nội dung không liên quan đến nhau, bạn nên dừng lại một lúc. Đây là thời điểm để người nghe kịp “tiêu thụ” và chiêm nghiệm về phần nội dung nghe hoặc ghi chép một vài điều cần thiết trước khi bước sang phần mới.

6. Giao tiếp với thính giả

Trong giờ giải lao hoặc phần giao lưu, bạn hãy tận dụng thời gian đó để kết nối trực tiếp với người nghe để nhận được những phản hồi về phần trình bày của mình. Nó sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm cho những lần trình bày sau. Họ có thể cho bạn những góp ý về phong cách, giọng nói, nội dung trình bày và thậm chí là phản biện lại quan điểm của bạn.

Phản ứng của thính giả chính là người quyết định sự thành công của một bài phát biểu - Ảnh: WikiHow

Đặc biệt, người nghe sẽ cảm thấy bị ấn tượng với những diễn giả sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của họ, mở rộng nội dung bằng những ví dụ thực tế và thoát ra khỏi những phần lý thuyết.

7. Ngôn ngữ hình thể

Những cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát được xem là dấu hiệu của sự tự tin như lưng thẳng hay vai mở rộng.

Cử chỉ, tác phong và những biểu cảm cũng là một dạng thông tin trong các bài phát biểu - Ảnh: WikiHow

Cử chỉ, tác phong và những biểu cảm cũng là một dạng thông tin trong các bài phát biểu - Ảnh: WikiHow

Nếu bạn chưa làm quen với việc thể hiện ngôn ngữ hình thể, bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát những người dẫn chương trình trên ti vi và học tập theo họ. Tuy nhiên, tính chất mỗi bài phát biểu là khác nhau nên việc áp dụng ngôn ngữ hình thể cũng có những mức độ khác nhau. 

Đứng thẳng lưng, mở rộng vai là tư thế mang lại sự tự tin và nguồn năng lượng dồi dào - Ảnh: WikiHow

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ngôn ngữ hình thể được xem như những dấu chấm cảm trong bài diễn thuyết. Nó có tác dụng minh họa và làm sinh động thêm bài phát biểu.Ban đầu, khi bạn chưa thực sự tự tin, bạn có thể phải luôn chú ý đến tư thế của mình và luyện tập thường xuyên. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự tự tin của mình được cải thiện và mọi tác phong, cử chỉ trở nên hoàn toàn tự nhiên như một thói quen vốn có.

8. Biểu cảm gương mặt

Nếu cảm thấy lo lắng, cơ mặt bạn sẽ trở nên cứng lại, thể hiện sự căng thẳng, mất tự nhiên. Những lời phát biểu suông chỉ chạm tới mức giao tiếp ở bề nổi. Tuy nhiên, nếu ngôn từ cũng được thể hiện qua cảm xúc của chính người phát biểu, nó sẽ nhanh chóng chạm tới trái tim và nhận được sự đồng cảm từ người nghe.

Sẽ mất khá nhiều thời gian để một người biết kết hợp tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa lời nói và biểu cảm gương mặt - Ảnh: WikiHow

Ví dụ, khi nhắc đến một vấn đề có tính khả thi, khả quan hoặc vui vẻ, ngoài việc lên giọng to rõ, trên môi cũng nên nở một nụ cười dù nhẹ, đôi mắt mở to và ánh lên cảm xúc vui vẻ.

Mặc dù, với nhiều người, việc thể hiện song song lời nói và cảm xúc là khó nhưng không có nghĩa là không làm được. Cách đơn giản nhất là đứng trước gương tự luyện tập hay nhờ bạn bè hoặc người thân nghe và nhận xét giúp.

9. Không nên đứng một chỗ

Bạn sẽ tạo khoảng cách với người nghe nếu chỉ đứng hoặc ngồi nguyên một chỗ trong suốt bài phát biểu, đặc biệt là những bài phát biểu có dung lượng dài hơn 15 phút.

Việc làm chủ sân khấu bằng cách di chuyển chỗ đứng hoặc tiến về phía nhân vật mà bạn đang hướng đến sẽ khiến người nghe không buồn ngủ và duy trì được sự chú ý dành cho bạn trong mỗi bước di chuyển.

Bạn sẽ trông thật mất tự tin và thiếu năng động nếu chỉ đứng một chỗ và nói suốt buổi - Ảnh: WikiHow

Ví dụ, bạn thường thấy giáo viên di chuyển quanh lớp khi họ đang giảng bài. Ngoài việc quan sát các học sinh, giáo viên đi đến đâu, học sinh sẽ chú ý và tập trung hơn đến đó, tránh tình trạng cảm thấy mệt mỏi, chán nản trong lớp học.

10. Giao tiếp bằng ánh mắt

Để nuôi dưỡng sự kết nối với người nghe, việc giao tiếp bằng ánh mắt không thể thiếu. Bạn nên di chuyển mắt nhìn bao quát khán phòng, nhìn từ bên trái sang bên phải hoặc ngược lại để tạo sự liên kết với tất cả mọi người.

Ánh mắt là sợi chỉ kết nối giữa người nghe và người nói một cách hiệu quả nhất  - Ảnh: WikiHow

Chú ý, nhiều người có thói quen khi đứng trước đám đông mà run hoặc hồi hộp, họ thường có thói quen nhìn thẳng lên trần nhà hoặc nhìn chằm chằm vào một ai đó không rời. Điều này khiến người nghe cảm thấy khó chịu và biết được bạn đang không thực sự tự tin.

11. Cấu trúc của bài phát biểu

 Về cơ bản, một bài phát biểu cũng tương tự như một bài tiểu luận thông thường. Vì thế, dù ngắn hay dài, bài phát biểu vẫn nên có bố cục ba phần rõ ràng gồm mở bài, thân bài và kết luận.

Phần mở đầu có nhiều cách để thể hiện. Theo kiểu truyền thống, bạn nên đi thẳng vào giới thiệu rằng bạn sẽ trình bày về vấn đề gì. Ngoài ra, để sinh động hơn, bạn nên dẫn dắt vấn đề bằng một câu chuyện, một ví dụ, một hình ảnh thật ấn tượng, một câu châm ngôn hay một đoạn hội thoại nêu bật lên vấn đề bạn muốn giới thiệu. Mở đầu bằng những cách này làm cho mọi thứ trở nên tự nhiên và mới lạ hơn.

Nên chia cấu trúc một bài phát biểu thành nhiều phần nhỏ, rõ ràng, mạch lạc và logic - Ảnh: WikiHow

Quan trọng nhất, phần thân bài nên được chia ra từng luận điểm sáng rõ và logic với nhau. Mỗi luận điểm nên được chứng minh một cách chặt chẽ, thuyết phục bằng các luận cứ và dẫn chứng cụ thể, người thật việc thật. Nội dung của phần này tránh sự lan man, mơ hồ và lặp lại giữa các ý. Phần thân bài cần phải rõ ràng, dứt khoát và mạch lạc để người nghe hiểu được bản chất vấn đề mà bạn muốn trình bày.

Phần cuối cùng, bạn nên đưa ra một đoạn tóm tắt ngắn về những ý chính vừa trình bày, nhấn mạnh hoặc lặp lại những ý quan trọng hay khẳng định lại quan điểm của tác giả.

12. Phải có thông điệp

Thông điệp nên được đúc kết thành một câu ngắn gọn, làm sao để bao quát được nội dung và ý nghĩa tòan bộ bài phát biểu. Đó là điều mà tác giả tập trung vào trong suốt bài phát biểu và muốn nó đọng lại trong suy nghĩ của người nghe.

Sau một bài phát biểu, nếu người nghe hiểu và lặp lại được thông điệp chính của bạn, điều ngày có nghĩa là bạn đã phần nào thành công - Ảnh: WikiHow

Trong khi trình bày, tác giả nên nhấn mạnh bằng cách lên giọng hoặc lặp lại nhiều lần thông điệp để tạo ấn tượng với người nghe. Thông điệp được xem như linh hồn của một bài phát biểu.

Một bài phát biểu thành công phải làm nổi bật lên trọn vẹn một thông điệp có giá trị trong cuộc sống và khiến cho người nghe nhớ mãi.

13. Kiểm soát thời gian

Trước khi lên nội dung cho bất kì bài phát biểu nào, bạn nên chú ý đến thời gian cho phép bởi nó sẽ quyết định đến dung lượng, chất lượng, sự lựa chọn và tốc độ nói của bạn.

Trong trường hợp thời gian hạn hẹp, bạn cần cần phải lựa chọn ý nào quan trọng nên trình bày kĩ, ý nào nên lược qua theo thứ tự tính quan trọng giảm dần.

Làm chủ thời gian giúp bạn tự tin và chủ động trong việc trình bày - Ảnh: WikiHow

Để tiết kiệm thời gian, bạn cần kiểm tra lại nội dung để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các ý, xóa bỏ những ý trùng lặp, câu từ thừa và luyện tập trước ở nhà với đồng hồ bấm giờ.

Tuân thủ đúng thời gian giúp bạn cảm thấy tự tin và chủ động hơn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với ban tổ chức chương trình và chính khán giả đang lắng nghe.

14. Tiếp nhận câu hỏi và nói lời cảm ơn

Sau mỗi bài phát biểu, bạn đừng bao giờ quên nói lời cảm ơn đến những người đã dành thời gian để lắng nghe bạn trình bày.

Tiếp nhận phản hồi một cách chân thành và cầu tiến sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức và khắc phục được nhiều hạn chế trong bài phát biểu sau - Ảnh: WikiHow

Một phần vô cùng quan trọng là việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi như nhận xét và các câu hỏi thắc mắcbằng thái độ cầu thị và trung thực. Nó góp phần giúp bạn cải thiện hơn về kĩ năng thuyết trình cũng như kiến thức của bản thân.

TUẤN MINH (Theo WikiHow)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp