10/04/2018 13:53 GMT+7

Từ thả giàn, thả ga đến líp ba ga

LÊ MINH QUỐC
LÊ MINH QUỐC

TTO - 'Cầu vừa đủ xài'. Có thể nói sống ở đời, ai cũng ước mơ như vậy. Tuy nhiên, có người không chỉ mong 'vừa đủ xài' mà còn muốn 'xài líp ba ga.'

Đã xài thì xài cho thỏa thích, cho bưa, cho đã đời, cho đứt đuôi con nòng nọc, cho đã đời con cá chép. Những khẩu ngữ này được tóm gọn trong từ líp và líp ba ga nhằm chỉ cấp độ cao hơn.

Líp là từ vay mượn libre của tiếng Pháp hiểu theo nghĩa là tự do, tùy ý, muốn làm gì thì làm; ba ga vay mượn bagage là hành lý.

Tại sao hai từ này khi du nhập vào , cặp kè cùng nhau lại hàm nghĩa muốn làm gì cũng được, không bị giới hạn?

Có thể nói nôm na rằng ngày trước một khi đi xe đò hoặc gửi hành lý nhờ vận chuyển, bao giờ nhà xe cũng tính trọng lượng hành lý rồi quy ra số tiền mà hành khách phải trả. Tiền này gọi "tiền ba ga/tiền hành lý".

Thế thì, một khi hành khách được đem theo/gửi vận chuyển bao nhiêu cũng được, không tính trọng lượng của hành lý (để quy ra tiền) được gọi "líp ba ga".

Dần dà, líp ba ga đã có thêm nghĩa phái sinh, chẳng hạn, lúc đãi tiệc mừng tiệc cưới cho con, chủ nhà hào hứng tuyên bố: "Bữa nay, vô tư.

Các bạn cứ líp ba ga". Nếu có ai cắc cớ hỏi, trước khi vay mượn tiếng Pháp, theo nghĩa vừa nêu trên, người Việt sử dụng bằng từ nào?

Theo tôi, đó là từ .

Ngày xưa, khi tổ chức hát bội, tuồng chèo, người ta thường dựng rạp/rạp hát mà thuở ấy gọi là giàn/giàn hát. Từ năm 1895, ông Huình Tịnh Paulus Của giải thích: "Giàn hát: đồ cuộc làm ra có rường, có ván lót để mà hát cùng là coi hát".

Mà đã giàn thì phải vây kín bốn bề, đứng ngoài không thể xem ké, vào trong giàn có chỗ ngồi hẳn hòi, muốn vào phải mua vé và giàn chỉ chứa một số lượng nhất định.

Nếu vì lý do gì đó, thường chỉ khi gần vãn tuồng, giàn hát mở cửa toang hoác ai muốn vào thì vào, không phải mất tiền mua vé thì được "thả giàn/thả cửa".

Trải theo năm tháng, do nét sinh hoạt xưa đã không còn nên các từ thả giàn/thả cửa mai một lần, ít người sử dụng. Và một lẽ tất nhiên, các từ ấy phải được bổ sung/thay thế theo lời ăn tiếng nói của người đương thời.

Ngày nay nhiều người còn dùng chữ "thả ga" thay cho "thả giàn": "Vừa rồi sếp kêu gọi nhân viên cứ phát biểu thả ga".

Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, ga trong ngữ cảnh này là vây là bàn đạp tăng tốc mượn từ accélérateur "nhấn ga, đạp ga để xe chạy nhanh thêm; buông ga, bớt ga để xe chạy chậm lại; chạy hết ga = chạy thả ga, chạy đến tốc độ tối đa".

Thả ga ấy, nói cách khác, chính là cách nói bắt nguồn từ "thả giàn" mà ra.

Giàn và Chàn

Không chỉ có "thả giàn", trong lời ăn tiếng nói của người miền Nam còn có "xô giàn/ giật giàn/ thí giàn". Nay do cách cúng cô hồn đã khác nên các từ xô giàn, giật giàn, thí giàn đã đi dần vào quên lãng.

Ca dao có câu: "Vườn xuân hoa nở đầy giàn/ Ngăn con bướm lại kẻo tàn nhị hoa". Với từ giàn này, Đại từ điển tiếng Việt giải thích: "Tấm ván lớn được đan hoặc ghép thưa bằng nhiều thanh tre, nứa đặt trên cao làm chỗ cho cây leo hay che nắng".

Rõ ràng, khác nghĩa với giàn theo cách hiểu của người miền Nam. Tuy nhiên, cũng hiểu theo nghĩa "Vườn xuân hoa nở đầy giàn" nhưng người miền Trung, cụ thể Quảng Bình, lại gọi là chàn. Dấu vết này còn ghi nhận trong câu ca dao: "Tình ngay mà lý lại gian/ Mèo không ăn vụng leo chàn mần chi".

Lắt léo tiếng Việt: Giò me, me Tây, canh me và con... me

TTO - Giáp Tết Nguyên đán vừa rồi, chú em cùng trường người Nghệ An gọi điện thoại hồ hởi: 'Anh có ăn giò me không, ở ngoài quê mới gửi vào, em đem đến cho anh nhé?'.

LÊ MINH QUỐC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp