11/08/2018 09:36 GMT+7

Từ sự kiện GS Đàm Thanh Sơn, cùng nhìn lại môi trường khoa học

NGỌC HÀ ghi
NGỌC HÀ ghi

TTO - Sự kiện GS Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương Dirac 2018 trở thành nguồn cảm hứng, động viên lớn cho các nhà khoa học trẻ và những người quan tâm đến sự phát triển của khoa học nước nhà.

Từ sự kiện GS Đàm Thanh Sơn, cùng nhìn lại môi trường khoa học - Ảnh 1.

trả lời các thắc mắc, câu hỏi của học sinh về nghiên cứu - Ảnh: DUY THANH

Tuy nhiên, từ góc độ các chuyên gia, sự kiện này còn là cơ hội để nhìn lại môi trường khoa học Việt Nam.

GS Bạch Thành Công (chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành vật lý):

Xem lại những chính sách dành cho khoa học

Việc Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế trao cho GS Đàm Thanh Sơn giải thưởng này là minh chứng thuyết phục cho tài năng của GS Sơn.

GS Đàm Thanh Sơn là niềm hi vọng lớn lao nhất của giới vật lý chúng tôi để có thể chạm tới đỉnh cao của khoa học. Đây là tinh hoa của đất nước, tinh hoa của cả một thế hệ.

GS Sơn đã chứng minh tài năng của mình từ thời học phổ thông ở lớp chuyên toán khi từng đoạt huy chương vàng toán quốc tế ở tuổi 15-16, rồi trở thành học trò xuất sắc của những nhà vật lý hàng đầu của Liên Xô khi học tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva.

Đến nay, GS Sơn cũng đã gần 50 tuổi, những thành quả hôm nay là kết quả của cả một quá trình lao động miệt mài, gian khổ.

Với thành tựu của GS Sơn, để gắn kết với những nhà khoa học trong nước nói riêng và nền khoa học vật lý nói chung thì chúng ta nên mời GS về làm lãnh đạo của các viện nghiên cứu tiên tiến.

Tất nhiên, còn phải chờ GS có nhận lời hay không, nhưng nếu được, có thể mời GS Sơn về làm chủ tịch hội đồng khoa học của Trung tâm Vật lý quốc tế. Sự hiện diện của GS sẽ tập hợp được nhiều người giỏi về cống hiến cho khoa học vật lý của Việt Nam.

Ở bất cứ quốc gia nào, nếu có một nhà khoa học tài năng và uy tín như GS Sơn thì chắc chắn họ cũng vinh danh và mời chào trân trọng ngay như vậy.

Sự kiện đặc biệt này có ý nghĩa động viên mạnh mẽ giới trẻ đam mê khoa học nói chung, vật lý nói riêng chinh phục những đỉnh cao trí tuệ. Giải thưởng chứng tỏ trí tuệ Việt Nam với điều kiện được nuôi dưỡng, chăm sóc trong môi trường tốt sẽ phát huy và đạt đỉnh cao.

Nhưng xét đến cùng, với GS Sơn, Việt Nam cũng có công đào tạo bước đầu thời phổ thông, nhưng nơi thành danh của GS là ở nước Mỹ. Nghĩa là môi trường làm việc rất quan trọng. Nhìn vào đó để thấy rằng chúng ta đang thiếu môi trường làm việc đủ để người tài phát triển tối đa.

Vậy môi trường làm việc trong nước đang thiếu những gì? Việc cải cách hành chính không phải chỉ đơn thuần ở việc thay đổi về việc cấp phát, quản lý, duyệt đề tài, mà quan trọng còn là chọn người tài lên vị trí lãnh đạo, để họ có động lực và cơ hội phát huy được tài năng, tâm huyết của mình.

Nhà vật lý, dịch giả Phạm Văn Thiều (tổng biên tập tạp chí Vật Lý Và Tuổi Trẻ):

Động lực của những nhà nghiên cứu trẻ

Nhìn vào danh sách những nhà vật lý đã đạt giải từ năm 1985 đến nay thì thấy đó đều là những gương mặt sáng giá nhất của lĩnh vực vật lý, và nhiều người sau đó đã đoạt giải Nobel về vật lý.

GS Sơn nằm trong số những nhà vật lý xuất sắc nhất thế giới hiện nay, và với Việt Nam, đó là nhà vật lý gốc Việt số 1 - kể cả trong nước và ở nước ngoài. Đây là nhà khoa học tài năng, có nhiều cống hiến xuất sắc nhưng rất khiêm tốn và thầm lặng.

Nhiều lần trở về nước trước đây, GS Sơn vẫn đến thăm tạp chí Vật lý và tuổi trẻ, nói chuyện với các em học sinh sinh viên đam mê vật lý ngay trong căn phòng nhỏ của tòa soạn tạp chí.

Với vinh dự được giải Paul Dirac 2018, GS Sơn là niềm tự hào của những người làm vật lý trong nước nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Có thể lĩnh vực nghiên cứu của GS Sơn quá cao siêu, nhiều người trong nước - kể cả những nhà vật lý - cũng không hiểu được tường tận hết giá trị những công trình đó. 

Nhưng với một nhà khoa học thành danh nức tiếng quốc tế như vậy, thiết nghĩ những cơ quan và các cá nhân có trách nhiệm nên tạo nhiều cơ hội đặc biệt để GS có điều kiện chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng vật lý trong nước.

Sự giao lưu của GS Sơn với thế hệ trẻ trong nước sẽ là sự động viên và khích lệ tinh thần to lớn, nhất là với các nhà khoa học trẻ.

Nhà khoa học bị xem thường cũng có lý do

Theo GS Bạch Thành Công, có nhiều lý do khiến xã hội hiện không còn có cái nhìn thực sự tôn trọng, tin cậy đối với những người làm khoa học trong nước.

Trong đó, tôi muốn nói đến việc bên cạnh các ngành như toán, vật lý đang cố gắng vươn lên đạt chất lượng quốc tế thì nhiều ngành khác - một phần do đặc thù, nhưng phần khác đã cho ra đời những tiến sĩ không đạt trình độ đương đại - khiến cho học vị tiến sĩ hay học hàm GS, PGS nhiều khi bị coi thường.

Nên xem đây là cơ hội để nhìn lại môi trường khoa học Việt Nam. Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền một tấm gương, mà từ đó phải xem lại những chính sách khoa học cần thay đổi thế nào để nuôi dưỡng, chăm lo lớp trẻ tài năng của hôm nay.

GS Đàm Thanh Sơn nhà khoa học tài năng và khiêm tốn

TTO - GS Đàm Thanh Sơn (49 tuổi), người Hà Nội, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại ĐH Chicago (Mỹ), là nhà khoa học gốc Việt Nam đầu tiên được trao huy chương Dirac - giải thưởng danh giá nhất của vật lý lý thuyết thế giới.

NGỌC HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp