16/01/2020 11:34 GMT+7

Từ Mật đạo đến Ngẫu tượng

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - Bạn đọc của Mật đạo (tác giả Lưu Vĩ Lân) hẳn sẽ cảm mến chàng trung úy 'Dũng', chàng biệt kích trung tín, tình cảm, lãng mạn, nhiều suy tư trước sự tàn phá, hủy hoại ngay trong lúc đang lao vào chiến tranh để làm một người hùng.

Từ Mật đạo đến Ngẫu tượng - Ảnh 1.

Hai tiểu thuyết của Lưu Vĩ Lân - Ảnh: P.VŨ

Trong Ngẫu tượng (NXB Hội Nhà Văn), người đọc được gặp lại Dũng - đã là một chuẩn tướng - trong những ngày nghiệt ngã nhất đời chiến binh: chính thể mà anh phụng sự, đội quân mà anh khoác áo tan rã, cũng là ngày mà đất nước, Tổ quốc của anh trở lại vẹn nguyên.

Chọn ngôi thứ nhất "mình" cho cuốn tiểu thuyết mới, tác giả Lưu Vĩ Lân hóa thân vào chuẩn tướng Dũng, quan sát, phân tích bảng phân vai viên tướng bại trận mà cuộc đời giao cho anh. Dũng tự nhủ với mình: tướng trước hết phải là một người lính thật, biết sống chết cùng binh sĩ, phải là người dẫn đường, người quyết định, biết thành công, biết thất bại, biết đối diện, biết cô đơn.

Và Dũng thấy trước mắt mình "Cái khối núi cứ tưởng vĩnh cửu rã dần từng mảng như một miếng bánh mì ngâm nước, như một trò chơi trên bãi biển...". Cố gắng giữ gìn tư thế và tư cách để bộ quân phục không bị hoen ố, hoa mai trên cầu vai không bị sỉ nhục, nhưng những loạn lạc anh phải trải nghiệm đã khiến Dũng cay đắng nhận rõ: "Những thứ mình từng tôn thờ thật ra là bốc phét hết, giả hết...". 

Cuộc chiến tranh nào giữa những người "giống hệt nhau từ mặt mũi, tiếng nói, cách xử sự, khát khao, đùa giỡn"? Vậy nhưng máu thịt đổ xuống lại là thật. Ngẫu tượng. Thì ra chỉ là ngẫu tượng.

Lại thêm một nhân vật cũ của Mật đạo, người sĩ quan Việt cộng, nói với Dũng những lời chí tình: "Tổ quốc là Tổ quốc chung, danh dự phải tự giữ nhưng trách nhiệm thì phải gánh vác suốt đời. Tổ quốc này của chúng ta đã quằn quại đủ rồi...". Chỉ có vậy đủ để Dũng, người chiến binh luôn khao khát hòa bình, có lựa chọn cho mình.

Lựa chọn ấy là Tổ quốc. Lưu Vĩ Lân cho rằng mình thuộc thế hệ cuối cùng chưa đủ tuổi tham gia chiến tranh nhưng đủ nhận thức trong chứng kiến và quan sát những năm tháng mà hòa bình đã được hoài thai - sinh nở trong lửa khói, bom đạn. 

Hóa thân vào những nhân vật đã đi xuyên cuộc chiến và viết, Lưu Vĩ Lân nói anh chỉ muốn những độc giả trẻ của mình biết hòa bình đã có giá như thế nào, và cội nguồn sức mạnh của dân tộc này thật sự là ở đâu.

Tự truyện nhạc sĩ Hà Chương: Tự truyện nhạc sĩ Hà Chương: 'Không nhìn thấy ai là một lợi thế'

TTO - "Khiếm thị xem ra là một lợi thế, vì bạn không phải nhìn thấy ai. Khi đó, bạn trở nên gan dạ, lì lợm nhất", nhạc sĩ Hà Chương tâm niệm.

PHẠM VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp