28/08/2015 10:48 GMT+7

Từ kỷ lục điểm chuẩn tuyển sinh...

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TT - 30 điểm mới đỗ ĐH - đó có lẽ là mức điểm chuẩn chưa từng xảy ra, nhưng lại đột ngột xuất hiện trong mùa tuyển sinh 2015.

Thí sinh nữ dự tuyển khối C vào ngành luật Học viện An ninh nhân dân, muốn trúng tuyển không có cách nào khác phải đạt đủ 30 điểm.

Đành rằng chỉ tiêu tuyển sinh nữ của ngành công an không nhiều, đành rằng trong số trúng tuyển có thể có những em đã hưởng sẵn mức điểm ưu tiên tối đa 3,5 điểm; nhưng như vậy ít nhất thí sinh cũng phải đạt 26,5 điểm cho ba môn văn - sử - địa để trúng tuyển, điều này - theo nhiều chuyên gia - là việc không bình thường.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nhận định đây là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử thi cử, tuyển sinh nước ta.

“Hẳn nhiên có những thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30, nhưng nếu đạt mức điểm đó thì các em đã trở thành thủ khoa chứ không phải mức điểm đó mới chạm điểm trúng tuyển” - GS Thuyết bày tỏ sự ngỡ ngàng.

Nhưng điểm chuẩn kỷ lục không chỉ là câu chuyện riêng của Học viện An ninh nhân dân. Năm 2015 đã chứng kiến nhiều trường ĐH đặt ra mức điểm chuẩn mà lâu nay để đạt mức điểm ấy, có thể thí sinh đã thành thủ khoa của trường ĐH nào đó.

Nhiều ngành của nhiều trường, mức điểm chuẩn lên đến 27, 28 điểm, nghĩa là thí sinh đạt trung bình 9 điểm/môn mới đỗ, thậm chí nhiều thí sinh đạt mức điểm này rồi vẫn có nguy cơ rớt!

Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên luôn là mong mỏi và kỳ vọng của cả xã hội. Điểm số của một kỳ thi quốc gia lâu nay vẫn được xem là thước đo tin cậy để đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Vậy nhưng điểm thi quá cao bị biến từ “của hiếm” thành một thứ có vẻ đại trà lại không khiến những người quan tâm giáo dục lạc quan hơn như lẽ thường. Nhiều chuyên gia không giấu nổi hoang mang, lo lắng cho số điểm quá cao ấy.

“Nhìn lại thì thấy đề thi THPT quốc gia với mục tiêu “2 trong 1” đã dành nhiều ưu tiên cho mục đích xét tốt nghiệp, với 60% câu hỏi dành cho xét tốt nghiệp, 40% câu hỏi dùng để phân loại phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ. Không biết dựa vào đâu Bộ GD-ĐT đưa ra tỉ lệ ấy ngoài lý do sợ tỉ lệ tốt nghiệp bị sụt giảm bất thường. Ngoài ra, cũng phải lưu ý số thí sinh điểm cao năm nay xuất hiện nhiều ở các cụm thi ĐH địa phương chủ trì... Song cũng phải thú thật rằng dù có đưa ra ngần ấy lý do, tôi cũng không thể lý giải nổi mức điểm chuẩn cao bất thường ấy khi kỳ thi còn quá nhiều ẩn số” - PGS Văn Như Cương phân tích.

Khi điểm số có nguy cơ không còn là thước đo chuẩn xác để phân loại, thí sinh sẽ dễ ảo tưởng, còn nhà trường lại lúng túng trong xác lập tiêu chí và mục tiêu đào tạo nhân lực sát với nhu cầu và thực tiễn...

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp