29/10/2024 05:47 GMT+7

Từ em bé suýt bị thả trôi sông, qua 5 lần phẫu thuật, Lan đã bước vào Học viện ngân hàng

Không ai muốn sinh ra với nụ cười không trọn vẹn, 3 tháng tuổi người thân 'hoảng sợ' còn muốn thả em bé trôi sông, may mắn được cứu, trải qua 5 lần phẫu thuật hở hàm ếch đau đớn, nữ sinh Bắc Ninh là học sinh giỏi, trúng tuyển Học viện Ngân hàng.

Tân sinh viên Ngô Thị Thanh Lan: Trải qua đau đớn vào đại học - Thực hiện: HÀ QUÂN - NGUYÊN BẢO - NHÃ CHÂN - ĐIÊM HƯỜN

Sinh viên ngân hàng: 3 tháng tuổi bị thả trôi sông, 5 lần vượt 'cửa tử' - Ảnh 1.

Tân sinh viên Học viện Ngân hàng Ngô Thị Thanh Lan - Ảnh: HÀ QUÂN

"Lúc đi học, tôi đối diện với rất nhiều khó khăn, bị bạn bè trêu chọc là "Lan sứt môi". Để quên đi tự ti, tôi ý thức rằng phải chấp nhận khuyết điểm, tìm ra điểm mạnh khác biệt cho bản thân mình", đó là những dòng tâm tình mà Ngô Thị Thanh Lan đã viết gửi đến chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ.

Được cứu sống

Trong căn nhà nhỏ được sửa lại bằng tiền bán mười thước ruộng tại thôn Nguyệt Cầu, Tam Giang, Yên Phong (Bắc Ninh), Lan tâm sự với giọng lơ lớ, không "tròn vành rõ chữ", ảnh hưởng của dị tật hở hàm ếch từ khi cô mới lọt lòng.

Khi mới 3 tháng tuổi, người ta kể rằng trời vừa ngớt mưa, nước sông Cầu dâng cao, bố đẻ trong cơn quẫn trí ôm cô ra bờ sông với ý định thả trôi đứa con gái không may này.

May mắn, được mọi người phát hiện, Lan được cứu sống. Con còn sống nhưng bà Trần Thị Mẫn (mẹ Lan) không thể an tâm, vì không biết khi nào chồng lại mang con đi, mặt mũi con như vậy lớn lên sẽ ra sao?

Hàng loạt suy nghĩ hiện lên khiến người mẹ này phải vay mượn đưa con đi khắc phục dị tật. Nhưng với số tiền ít ỏi, Lan chỉ được chữa trị ở mức tạm thời ăn uống, vết sứt môi vẫn hằn trên mặt cho tới khi lớn lên.

Tuổi thơ đau xót cả cơ thể và tâm hồn

Trước đây, bố của Lan từng là trụ cột của gia đình, đi buôn bán khắp nơi song sau một biến cố, ông không còn minh mẫn, chỉ đi nhặt ve chai, khi nào hết thuốc thần kinh lại to tiếng, quát mắng mọi người.

"Tôi không ghét bố, vì tôi biết bố không biết mình đang nói gì. Tôi chỉ buồn vì từ nhỏ đã bị bạn bè chọc ghẹo. Lúc tủi thân, tôi chỉ biết lấy sách vở để học thêm, có bài nào khó tôi lại nhờ thầy cô, bạn bè hỗ trợ. Tôi biết mình phải học thật giỏi, chỉ có con đường ấy để sống sót với bất hạnh không mong muốn của mình", Lan nói.

Vì tự ti ngoại hình, suốt cả tuổi thơ, cô chưa từng dám chụp một tấm ảnh lưu niệm với gia đình, bạn bè. Nếu có, chỉ là chụp ảnh thẻ dán vào học bạ các cấp. Lan tự thu mình, không tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa.

Tân sinh viên Ngô Thị Thanh Lan
Từ bé, ngoại hình của tôi đã không giống ai. Tôi chỉ ước được như người bình thường. Nhưng tôi tin "tri thức tạo tiền tài, nhan sắc tạo cơ hội", chỉ có nỗ lực khẳng định bản thân mới tạo ra giá trị thực sự.

Nhà hảo tâm mang lại nụ cười mới sau... 5 lần phẫu thuật

Lên lớp 10, tức 15 năm sau khi sinh ra, cô gái quê Bắc Ninh này mới được các nhà hảo tâm hỗ trợ chi phí điều trị với 5 lần đại phẫu để đóng khe hở môi, nhổ răng, ghép xương, chỉnh hình mũi...

"Mỗi lần trên giường bệnh, tôi không biết mình có thể mở mắt một lần nữa hay không, nhưng vì ngoại hình trọn vẹn, tôi nuốt nước mắt vượt nỗi đau. Có bác hỏi tôi có đau không, đau thì có tiếp tục làm nữa không. Tôi chỉ nói sẽ cố gắng vì bản thân muốn thay đổi", Lan bộc bạch.

Sinh viên ngân hàng: 3 tháng tuổi bị thả trôi sông, 5 lần vượt 'cửa tử' - Ảnh 2.

Trước ngày con trở lại trường, mẹ động viên Lan cố gắng học tập, viết tiếp ước mơ thành tài của người chị cả phải bỏ học phụ gia đình nuôi các em - Ảnh: HÀ QUÂN

Học giỏi tốp đầu "muốn cứu mình và bớt nghèo"

Thu mình trong những hoạt động ngoại khóa, vui chơi, thế nhưng cô bé bị bạn bè trêu chọc lại dành hết tâm sức cho việc học.

Những năm cấp 2, từ học sinh lớp thường, Lan nỗ lực chuyển mình sang lớp chọn. Thành tích học tập luôn trong tốp đầu. Gặp bài khó, kiến thức mới, chưa hiểu ở đâu, cô đều ghi chú lại, gặp thầy hỏi cặn kẽ cho đến khi nắm được bản chất.

Không chỉ trúng tuyển sớm vào Học viện Ngân hàng, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, cô cũng đạt kết quả ấn tượng với 8,6 điểm môn toán, 9 điểm vật lý và 8,25 hóa học.

Sau hơn một tháng nhập học Học viện Ngân hàng, Lan kể đã được học và biết nhiều hơn về quy luật dòng tiền, sự vận hành của nền kinh tế, cách đầu tư có hiệu quả hoặc quản lý tài chính cá nhân.

Nhìn con quyết tâm với con đường đã chọn, bà Trần Thị Mẫn chỉ biết gắng sức đi chợ sắt vụn bán phế liệu, đi cấy thuê khi vụ mùa, nhà ai có cỗ thì xin chân bưng bê…

"Khi sinh con ra, tôi đã tự hứa mình phải chịu mọi tất cả vất vả để cho con trưởng thành, vượt lên trong cuộc sống. Tôi nói với con, mẹ gắng sức vì con cả cuộc đời, làm tất cả để có học phí cho cả ba chị em.

Mẹ chỉ mong con học thành tài, đi làm tự nuôi sống bản thân, không phải lo cho mẹ. Khi cháu đỗ đại học, tôi mừng lắm vì sự hy sinh cuối cùng đã được đền đáp", bà nói.

Nhưng bà Mẫn cũng khổ tâm khi nghĩ tới số tiền khoảng 23 triệu cho học kỳ đầu của Lan. Bà lo lắng con đường học của con có thể đứt gánh vì một chữ nghèo.

Trước đó, con gái cả phải bỏ dở khi vừa hết năm thứ hai đại học để quay về nhà đi làm công nhân, phụ giúp nuôi hai em nhỏ, bài toán của một người mẹ nghèo rất cần xã hội giúp sức.

Lan đã viết hồ sơ đăng ký là ứng viên học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ năm 2024.

Sinh viên ngân hàng: 3 tháng tuổi bị thả trôi sông, 5 lần vượt 'cửa tử' - Ảnh 3.

Bà Trần Thị Mẫn chăm chỉ từng ngày, chỉ mong con được tiếp tục đi học, viết tiếp ước mơ dang dở, đưa gia đình thoát nghèo - Ảnh: HÀ QUÂN

"Học sinh giỏi toàn diện, mong trò học tài chính thành tài để thoát nghèo"

Theo thầy Nguyễn Khắc Công - Trường THPT Yên Phong số 1, giáo viên chủ nhiệm của Ngô Thị Thanh Lan, đây là học trò giỏi toàn diện, học đều các môn, trong đó nổi trội nhất là khối tự nhiên. Lan từng tham gia thi học sinh giỏi hóa, tinh thần học hăng say suốt các năm cấp 3.

"Sau khi trải qua các cuộc phẫu thuật, Lan vẫn được các bạn gửi bài vở để học, theo sát kiến thức trên lớp, không để tụt lại phía sau. Các thầy cô ở trường đều miễn tiền học thêm cho em từ lớp 10. Ngày lễ Tết, trường lớp cũng có quà động viên", thầy Công cho hay.

Khi đăng ký dự thi THPT, thầy giáo này là người động viên, mong muốn Lan tiếp tục học cao hơn, bước chân vào đại học, có kiến thức vững chắc thì dù làm việc ở đâu cũng có thể phát triển tốt.

"Tôi tâm sự rằng chỉ có con đường học là con đường duy nhất vượt qua nghịch cảnh, thoát nghèo, giúp đỡ cha mẹ. Mặc dù Lan có thể học ngành sư phạm nhưng học các trường khối tài chính, ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển kinh tế hơn", thầy chia sẻ.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ...

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Sinh viên ngân hàng: 3 tháng tuổi bị thả trôi sông, 5 lần vượt 'cửa tử' - Ảnh 4.

Tân sinh viên ngân hàng: Ba tháng tuổi bị thả trôi sông, năm lần mổ hở hàm ếch - Ảnh 2.Tiếp sức đến trường ở ĐBSCL: Cuộc sống đặt ra khó khăn nhưng cũng luôn tặng món quà

100 tân sinh viên 11 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận học bổng Tiếp sức đến trường 2024 trong lễ trao tại TP Long Xuyên (An Giang) chiều 18-10.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp