25/07/2023 09:13 GMT+7

Từ chuyện đàn chó ló ra nhiều điều

Nhiều người cảm thấy choáng khi đọc thông tin một hộ gia đình ở quận 4 (TP.HCM) nuôi nhốt đến 79 con chó trong căn nhà có diện tích rất khiêm tốn với chiều ngang chỉ 2,6m, dài 10m và nằm ngay mặt đường đông người qua lại.

Xưa nay, chó vẫn thường được nuôi số lượng lớn ở các vùng quê nhưng để đạt được con số 79 con như trường hợp nêu trên rất hiếm gặp.

Việc nuôi nhiều chó từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, không chỉ phóng uế mà cả tấn công người đi đường. Đã có nhiều hệ lụy đau lòng khi lâu lâu lại có vụ chó cắn chết người, đặc biệt trong số ấy có nạn nhân là trẻ nhỏ.

Còn ở TP.HCM - một siêu đô thị đang xây dựng trở thành nơi "văn minh, hiện đại, đáng sống", khó ai có thể tin và khó có ai chấp nhận việc một hộ gia đình nuôi nhốt tới 79 con chó trong khu dân cư, cho dù động cơ có xuất phát từ tình thương yêu động vật đi chăng nữa.

Câu chuyện này đang từng ngày gây bức xúc cho cộng đồng, đặc biệt cho những gia đình sống sát vách với hộ nuôi chó. Trong khi chờ chính quyền "vận động", các hộ dân buộc phải "sống chung" bằng cách chặn hết tất cả lỗ thông gió để ngăn mùi hôi từ đàn chó.

Cũng vì mùi hôi mà nhiều người thuê rồi phải trả mặt bằng. Vận động, khuyên răn, xích mích và đỉnh điểm là sự thách thức - một vấn đề tưởng chừng nhỏ bé này đã dùng dằng suốt bảy năm qua.

Hộ gia đình nuôi chó có vi phạm không? Chắc chắn là có, không chỉ một lần mà nhiều lần bị phường nhắc nhở thả chó ra đường không rọ mõm; ô nhiễm cả về tiếng ồn, mùi hôi và chất thải. Các vi phạm này cũng đã bị xử phạt 64 triệu đồng, nhưng sự việc vẫn đâu vào đó.

Bởi thế, dư luận có quyền đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý của UBND phường 9, quận 4. Rằng đã thật sự quyết liệt vào cuộc, đã thật sự vận dụng hết các quy định hiện có vào quá trình xử phạt, kể cả biện pháp cưỡng chế khi trước đó đã nhiều lần nhắc nhở, xử phạt?

Để đến hôm nay, chuyện nuôi 79 con chó thực sự "xé ra to" khi vượt qua khỏi phạm vi của địa phương, phải nhờ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều bộ, ngành vào cuộc. Và có lẽ đây cũng là câu chuyện điển hình (tất yếu) cho nhiều vấn đề mới đã, đang và sẽ phát sinh trong đời sống đô thị, giống như hát karaoke "khủng bố" chẳng hạn.

Mọi sự thay đổi đều phát sinh từ thực tiễn. Do đó, việc địa phương và cơ quan chuyên môn cần làm ngay là chỉ ra các bất cập trong các quy định của Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm... Từ đó, có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, sửa đổi.

Song song, cần tiếp tục thực hiện các quy định có trong luật như đo khí thải, đo tiếng ồn; kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường, tiêm chủng, rọ mõm chó khi thả rông... Bởi đây được coi là các tình tiết tăng nặng, tạo cơ sở pháp lý "nếu muốn" xử lý dứt điểm vấn đề (từng vi phạm và xử lý).

Và đặc biệt, chính chủ hộ - người nuôi chó cần thay đổi thói quen và nhận thức khi sống ở đô thị văn minh. Không thể vì đam mê, sở thích của mình mà làm ảnh hưởng đến sự an toàn của những người xung quanh.

Bạn đọc hiến kế xử lý vụ nuôi 79 con chó gây ô nhiễm ở TP.HCMBạn đọc hiến kế xử lý vụ nuôi 79 con chó gây ô nhiễm ở TP.HCM

"Có nhiều biện pháp để xử lý như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, chó thả rông... sao không áp dụng?"; "Theo tôi, khu dân cư nên họp hằng năm và đưa ra được quy định, quy ước... chung cho toàn bộ cư dân thực hiện, có khi lại được việc...".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp