31/05/2007 07:08 GMT+7

Từ chuyện 1.000 tỉ đồng của Đạm Phú Mỹ

NGUYỄN TRUNG
NGUYỄN TRUNG

TT - Có thể nêu lên thiếu sót phổ biến thường vấp phải trong tiến hành cổ phần hóa ở nước ta là khâu định giá xí nghiệp thường có hai vấn đề: Sự vênh nhau rất lớn giữa giá thị trường và giá để tính toán CPH doanh nghiệp, không tính đủ hoặc bỏ quên nhiều giá trị vô hình của doanh nghiệp.

nWnMG3Ea.jpgPhóng to
Chính sách và qui trình thực hiện CPH có nhiều sơ hở, thiếu sót, trình độ thực thi của cán bộ có những mặt bất cập - Trong ảnh: Đông đảo nhà đầu tư theo dõi phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài của Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí - Ảnh: Thanh Đạm
TT - Có thể nêu lên thiếu sót phổ biến thường vấp phải trong tiến hành cổ phần hóa ở nước ta là khâu định giá xí nghiệp thường có hai vấn đề: Sự vênh nhau rất lớn giữa giá thị trường và giá để tính toán CPH doanh nghiệp, không tính đủ hoặc bỏ quên nhiều giá trị vô hình của doanh nghiệp.

Tư bản đỏ xuất hiện ở Nga trong quá trình cải cách sau khi Liên Xô sụp đổ, nhân vật điển hình có thể là Mikhail Khodorkovsky, nguyên cán bộ lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol.

Trong quá trình tư nhân hóa, Khodorkovsky giỏi xoay xở nên đã mua được Liên hiệp xí nghiệp khai thác dầu Jukos lớn thứ hai nước Nga trị giá vài chục tỉ USD với cái giá vài trăm triệu USD. Khodorkovsky trở nên người giàu nhất nước Nga và đứng thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Hiện đang ở tù - lý do chính thức: tội trốn thuế.

Tư bản quyền quí là tên gọi do một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đặt cho những triệu phú (đôla) Trung Hoa, làm giàu là nhờ mối quan hệ con cháu, thuộc tộc những người có chức quyền.

Tư bản chụp giựt là một hiện tượng đang manh nha, là tên gọi có lẽ nên đặt cho một số người ở nước ta do đánh lừa được Nhà nước và dân trong quá trình xúc tiến cổ phần hóa (CPH) một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nên họ đã trở thành tư bản trong một đêm. Báo chí thời gian gần đây đã phanh phui một số ví dụ như thế về CPH.

Ba loại tư bản này cho thấy con đường gian khó cho một quốc gia trong quá trình cải cách và không tránh khỏi trả giá.

Loại trừ một số ít DNNN thực hiện CPH thành công, có thể nêu lên thiếu sót phổ biến thường vấp phải trong tiến hành CPH ở nước ta là khâu định giá xí nghiệp thường có hai vấn đề:

- Sự vênh nhau rất lớn giữa giá thị trường và giá để tính toán CPH doanh nghiệp

- Không tính đủ hoặc bỏ quên nhiều giá trị vô hình của doanh nghiệp (từ quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, các bản quyền phát minh & sáng chế).

Những yếu kém nêu trên được một số người hữu quan, phần lớn là có chức có quyền - hoặc là trong bộ máy nhà nước, hoặc là thuộc biên chế DNNN - triệt để khai thác, liên kết với nhau để khai thác, trong điều kiện luật pháp không nghiêm, tính công khai minh bạch còn thấp. Trong khi đó bản thân chính sách và qui trình thực hiện CPH có nhiều sơ hở, thiếu sót, trình độ thực thi của cán bộ có những mặt bất cập. Những tin tức trên báo chí đủ báo động phải rà soát lại để rút kinh nghiệm và khắc phục những yếu kém, để tiếp tục CPH thành công và tránh những tổn thất lớn.

Một vấn đề đang gây tranh cãi là chuyện Bộ Tài chính đề nghị thu hồi 1.000 tỉ đồng của Đạm Phú Mỹ (ĐPM).

Khoản 1.000 tỉ đồng do Bộ Tài chính kiến nghị thu hồi được định danh là 50% khoản lãi ĐPM đã thụ hưởng trong ba năm hoạt động 2004-2006 trên cơ sở giá bao cấp dành cho khí khô đã bán cho xí nghiệp này. Định danh như thế là rõ ràng: phần phải nộp trả ngân sách nhà nước khi ĐPM từ DNNN chuyển đổi thành công ty CPH. Việc thu hồi như thế là hợp đạo lý, không thể khác được.

Có ý kiến nói rằng ĐPM đã giao nộp khoản này cho Petro Vietnam rồi, Bộ Tài chính không cần thu hồi, vì Petro Vietnam là công ty quốc doanh 100%, nghĩa là cũng là Nhà nước. Đặt vấn đề như vậy e là tiếm dụng vốn, bởi vì ngân sách nhà nước và quĩ của Petro Vietnam là hai thực thể có bản chất khác nhau.

Việc Petro Vietnam với tính cách là công ty mẹ, hay ĐPM với tính cách là công ty con đứng ra chi trả cho ngân sách nhà nước và trả từ nguồn nào, đấy là chuyện nội bộ giữa Petro Vietnam và ĐPM, Nhà nước không cần can thiệp. Nhà nước cũng không cần quan tâm ĐPM đã nộp bao nhiêu từ phần lãi của mình trong ba năm nói trên vào quĩ của Petro Vietnam, đấy là quan hệ tài chính nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con.

Kiến nghị chậm trễ của Bộ Tài chính là việc đáng tiếc, cần rút kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu quyết định thu hồi này được thực hiện một cách hữu cơ với việc trả lời trung thực thấu đáo mọi khía cạnh cho những câu hỏi được đặt ra xung quanh CPH ĐPM, kể cả những thắc mắc cho rằng cổ phiếu của ĐPM được định giá thấp sẽ làm vơi đi rất nhiều nỗi nghi ngờ cho rằng luật pháp hay cách điều hành ở nước ta tiền hậu bất nhất.

NGUYỄN TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp