Facebook đang nhận được rất nhiều "dislike" - Ảnh minh họa: Meet Media
Doughlas Rushkoff làmột nhà lý luận truyền thông, tác giả của cuốn sách Throwing Rocks at the Google Bus, giáo sư bộ môn truyền thông học tại đại học New York (Mỹ). Ông thôi dùng từ năm 2013 và cảm thấy mọi chuyện vẫn ổn.
Sự cố Facebook bị phát hiện đã bán, tung ra, hoặc mất kiểm soát dữ liệu hàng triệu người dùng đã khiến nhiều người tự hỏi liệu họ có nên tiếp tục sử dụng Facebook.
Giáo sư Doughlas với lý do "chúng ta không phải là khách hàng, mà chúng ta là sản phẩm". Theo ông, scandal của Facebook đã chứng minh ý kiến của ông là đúng.
Facebook không phải bị Cambridge Analytica hack, mà nền tảng Facebook đã làm chính điều nó được lập trình là thu thập dữ liệu người dùng, xác định các yếu tố tâm lý rồi tiến tới điều khiển hành vi của chính người sử dụng.
Theo giáo sư, những người mua dữ liệu từ Facebook không quan tâm đến những bí mật của người dùng mà chỉ cần dữ liệu thô, từ đó suy ra những điểm yếu về tâm lý.
Sự lo lắng của con người như những "điểm mù". Một khi những điểm mù này được các nhà tâm lý truyền thông xác định, chúng sẽ được sử dụng để truy cập vào những phần dễ bị kích động khác của não bộ.
Giáo sư Doughlas Rushkoff
Chúng ta đã chứng kiến tác động của công nghệ này lên những trận chiến mạng về các vấn đề chính trị xã hội.
Giáo sư Doughlas phân tích, ai cũng có những lý do thực sự để giận dữ, nhưng khi các phương tiện truyền thông truyền tải các thông điệp khác nhau, người dùng có thể sẽ cứ mãi luẩn quẩn trọng trạng thái hoang mang và tức giận.
Đây là một nguy cơ to lớn đối với sức khoẻ cộng đồng và đe doạ nền dân chủ.
"Liệu bạn muốn trở thành một công dân có trách nhiệm hơn, hay đơn giản là người hạnh phúc hơn, bạn phải tự mình từ bỏ Facebook theo cách mà bạn có thể. Bạn có thể làm được. Bạn sẽ ổn. Không hề tệ. Thực tế, tình hình còn tốt hơn", giáo sư Doughlas nói.
Theo ông, khi bỏ Facebook, điều đầu tiên là bạn không phải mất thời gian cho những người bạn xa lắc xa lơ mà bạn chỉ muốn quên đi. Bạn sẽ buộc phải dành nhiều thời gian và công sức hơn cho những người thực sự trong cuộc đời mình. Tương tác ngoài đời thực sẽ khiến bạn gắn kết với họ theo cách trên mạng không thể làm được.
Hàng trăm ngàn năm, loài người tiến hoá để tương tác với nhau về thể chất. Đó là cách duy nhất để đưa các hormon có ích như oxytocin vào trong máu, thay vì các hormon căng thẳng như cortisol - những hormon do mạng xã hội gây ra. Giáo sư khẳng định,
Nếu thế hệ trẻ ít dùng mạng xã hội hơn, họ sẽ ít có khả năng bị trầm cảm và tự tử hơn.
Doughlas Rushkoff
Bỏ Facebook cũng là khi bạn có thêm thời gian dành cho người khác, giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lành mạnh về mặt tâm lý.
Hơn nữa, bạn sẽ có cuộc sống tự do, không bị các bên chi phối, làm suy yếu lòng tin của mình vào dân chủ, chính phủ và bản chất tốt đẹp của con người, giáo sư Doughlas kết luận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận