Theo đó, từ ngày 1-3-2019, quy định về thay thế bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử chính thức có hiệu lực. Theo ông Tường, từ nay đến năm 2025, các bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt sẽ phải hoàn tất việc thay thế bệnh án giấy, chuyển hoàn toàn sang sử dụng bệnh án điện tử, các bệnh viện còn lại sẽ thay thế hoàn toàn trước năm 2030.
Ông Tường cũng cho hay hiện đã có một số bệnh viện thực hiện một vài công đoạn trong chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân bằng hình thức bệnh án điện tử nhưng chưa toàn diện cả quy trình. Nếu hoàn tất chuyển đổi sang bệnh án điện tử, ông Tường đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để số hóa ngành y tế.
Theo GS-TS Phạm Thị Minh Đức - nguyên phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội - việc chuyển đổi sang bệnh án điện tử có một số điểm ưu việt, nhiều trường hợp bệnh nhân phải điều trị dài ngày, bệnh án giấy dày nhiều tập, chuyển đổi sang bệnh án điện tử sẽ dễ theo dõi, quản lý hơn.
Bệnh án điện tử cũng tránh được tình trạng "không đọc nổi bác sĩ yêu cầu gì, chẩn đoán gì" vì chữ nhiều bác sĩ xấu. Theo bà Đức, một phần do bác sĩ phải điều trị quá nhiều bệnh nhân nên không đủ thời gian để nắn nót viết trong bệnh án giấy.
Tuy nhiên, GS Đức lưu ý cần đảm bảo bí mật thông tin của người bệnh khi chuyển đổi sang bệnh án điện tử, cần quy định rõ xem ai được mở bệnh án xem, được mở đến đâu... Bà Đức cho hay giữ bí mật cho bệnh nhân cũng là lời thề của thầy thuốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận