23/05/2011 07:04 GMT+7

TS Lê Nguyễn Minh Quang: "Tôi mong được trực tiếp xây dựng Trường Sa"

P.VŨ
P.VŨ

TT - Sáng thứ bảy 21-5 ở Công ty Bachy Soletanche là một ngày rộn ràng. Sáng sớm, mọi người hăng hái tham gia hiến máu nhân đạo.

9q0WHgzH.jpgPhóng to
TS Lê Nguyễn Minh Quang, tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche, cùng nhân viên khối văn phòng công ty ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” sáng 21-5 - Ảnh: M.ĐỨC

Sau giờ họp sáng, tất cả nhân viên lại tập trung trong phòng họp, đứng vòng quanh chiếc bàn lớn. Một chiếc hộp giấy được để trên bàn, và tổng giám đốc Lê Nguyễn Minh Quang nói: “Từ trải nghiệm khi một người thân bệnh nặng cần tiếp máu, tôi thấm thía sự quý giá của một giọt máu trong cơn hiểm nghèo nên kêu gọi mọi người tham gia hiến máu nhân đạo. Bây giờ một lần nữa kêu gọi sự chia sẻ của các bạn với một điều còn quý giá hơn, thiêng liêng hơn là đóng góp cho việc khẳng định chủ quyền của VN ở Trường Sa. Báo Tuổi Trẻ kêu gọi đóng góp mỗi người một viên đá, là công ty xây dựng chúng ta hãy góp mỗi người một ký sắt, thép hay ximăng...”.

Lời kêu gọi của ông tổng giám đốc lập tức được các nhân viên hưởng ứng, kể cả cô sinh viên thực tập người Pháp Sarah Alizon. Ở công trường Vincom, các công nhân của Công ty Bachy Soletanche đang hoàn tất những công việc cuối cùng của mình ở công đoạn cọc móng cũng ngừng lại để tham gia khi tổng giám đốc đích thân đến quyên góp.

“Tôi đang hi vọng một ngày được đi Trường Sa cùng các đồng nghiệp trong ngành xây dựng của mình để có thể khảo sát, thiết kế, thi công, góp sức mình một cách cụ thể vào nơi thiêng liêng ấy. Các công trường xây dựng ở đất liền đã thấy khó khăn, ở đảo xa ấy chắc chắn còn khó khăn gấp bội” - ông Quang tâm sự khi nghe kể chuyện về những công trường ở Trường Sa. Từng hạt cát, viên gạch phải vượt qua hàng trăm hải lý, phải thấm mồ hôi người từ khi lên tàu, rồi từ tàu xuống xuồng, lên đảo. Có khi cả chiếc xuồng chở vật liệu bị sóng đánh lật xuống biển trước khi cập bờ. Lại có những bức tường vừa xây xong thì cơn mưa bất chợt giữa biển đã cuốn trôi tất cả. Hay những công trình phải đình lại với thời gian tính bằng tháng để chờ im sóng, lặng gió, chờ từng bao vật liệu vượt trùng khơi.

“Những công trình xây dựng giữa biển cần có đặc thù riêng, như hôm trước báo Tuổi Trẻ có cho biết bệnh xá sẽ phải có hệ thống lọc khí mặn, sắt thép phải được mạ kẽm để chống nước biển ăn mòn. Giá thành sẽ đội lên gấp nhiều lần. Nhưng dù có thế chúng ta vẫn sẽ phải làm. Trường Sa có đầy đủ, sung túc thì mới là chỗ dựa của ngư dân, là vành đai chủ quyền lãnh thổ VN được”, ông Quang trầm ngâm. Các nhân viên của ông cùng gật đầu đồng lòng.

Và kế hoạch làm việc thường được sắp xếp trước cả năm của ông Lê Nguyễn Minh Quang đã để dành ra một khoảng trống vào năm tới để “có chuyến nào ra Trường Sa, Tuổi Trẻ nhớ gọi mình nhé”.

Trường Sa vừa xa mà thật gần trong trái tim mỗi người dân VN.

Xa về khoảng cách không gian, địa lý nhưng rất gần vì đó là tiền đồn trên biển Đông, con “mắt thần” ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Trường Sa hôm nay đã đổi thay và hơn thế đã gần lắm với đất liền khi trở thành huyện đảo của Khánh Hòa. Ở đó có tiếng cười của trẻ nhỏ, có tiếng đọc bài vẫn vang lên mỗi sớm. Những cư dân của đảo đã, đang và sẽ ươm mầm cho màu xanh trên đảo.

Cả nước đang hướng về Trường Sa: Mỗi người dân VN góp một viên đá nhỏ cho Trường Sa thân yêu do báo Tuổi Trẻ phát động thật tràn đầy ý nghĩa. Đưa Trường Sa trở thành huyện đảo ngày càng mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng. Ngay bây giờ mỗi chúng ta hãy cùng “Góp đá xây Trường Sa”!

Trước hết để Trường Sa rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý, rồi đây trong tương lai gần, một sân bay hiện đại sẽ được xây dựng nối liền Trường Sa với Nha Trang như chúng ta đã từng nối liền đảo Phú Quốc với đất liền. Hàng triệu trái tim người VN luôn hướng về Trường Sa, đặc biệt là giới trẻ. Rồi đây màu xanh sẽ phủ kín các đảo, không chỉ màu xanh của trời, của biển, của cây xanh mà còn có màu áo xanh tình nguyện, họ tình nguyện mang tri thức, sức trẻ mãnh liệt của mình ra xây dựng Trường Sa.

Trường Sa hôm nay đã có tiếng học bài vang lên mỗi ngày, có bệnh xá quân y chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đội ngũ bác sĩ quân y là chỗ dựa, là điểm tựa không chỉ cho cư dân trên đảo mà còn cho cả ngư dân khắp nơi trên cả nước về hành nghề đánh bắt thủy sản trên vùng biển này. Ở đó có sự tận tâm của các lương y hết mình vì người bệnh, ngày càng có nhiều thầy cô ra đảo. Như thế chưa đủ, thiết nghĩ một trường học lớn cần được xây dựng để đảm bảo nhu cầu học cho học sinh từ bậc tiểu học đến THPT nơi đây. Một bệnh viện không cần lớn nhưng hiện đại là mong ước không chỉ của bác sĩ và cư dân trên đảo.

Những cư dân của Trường Sa là những người dũng cảm, dũng cảm rời đất liền tự nguyện ra đảo, dũng cảm tự gắn kết cuộc sống của mình ở nơi mà thời tiết khắc nghiệt hơn bất cứ nơi nào. Trong cuộc sống hôm nay cần hơn nữa những con người dũng cảm, tình nguyện đến với biển đảo Trường Sa thân thương. Nhà nước cần có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để thu hút cư dân ra đảo, đặc biệt là đội ngũ trí thức trẻ có năng lực, chuyên môn cao.

“Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ phát động một lần nữa không đơn thuần chỉ là góp một viên đá để biến đảo chìm thành đảo nổi, dựng xây các đảo lớn ngày càng khang trang hơn, mà ý nghĩa lớn nhất từ việc làm thiết thực này là để xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo tiền tiêu vững chãi của Tổ quốc. Cần hơn nữa những đợt phát động như thế và cần hơn nữa những tấm lòng hướng về Trường Sa thân yêu.

P.VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp