27/07/2023 15:40 GMT+7

Truyền dịch tại nhà có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người cho rằng truyền dịch, nước, vitamin, các chất dinh dưỡng vào cơ thể là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và không có biến chứng. Thế nhưng sự thật có phải vậy?

Truyền dịch phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Truyền dịch phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Theo bác sĩ Bùi Văn Dân - trưởng khoa miễn dịch và da liễu Bệnh viện E, truyền dịch là biện pháp đưa dịch trực tiếp vào lòng mạch. Đây là biện pháp đưa nhanh nước, điện giải, các chất dinh dưỡng vào cơ thể một cách nhanh nhất.

Truyền dịch thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị một số bệnh lý như mất nước điện giải nặng, cần đưa thuốc vào cơ thể, truyền máu, chế phẩm máu, các chất dinh dưỡng, vitamin trong trường hợp suy dinh dưỡng hoặc thiếu dưỡng chất.

"Lợi ích của truyền dịch là có tác động nhanh chóng. Khi chúng ta đưa thuốc, chất dinh dưỡng, điện giải vào trong lòng mặt thì ngay lập tức tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Trường hợp này đặc biệt hữu ích trong những trường hợp bù nước, điện giải cho bệnh nhân mất nước nặng. Bởi nếu bổ sung theo đường tiêu hóa, sau khi ăn uống cần có thời gian để hấp thu vào cơ thể thì việc truyền dịch sẽ giúp đưa các chất bổ sung trực tiếp, tác động nhanh chóng", bác sĩ Dân nêu.

Thế nhưng mặc dù truyền dịch được coi là biện pháp an toàn, hiệu quả tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ.

Truyền dịch có thể gây vỡ mạch máu khiến chảy máu ở vết kim truyền, tạo ra những vết bầm tím vị trí xung quanh chọc. Một số trường hợp có thể gây ra phù nề ở vùng lân cận khi dịch thoát ra bên ngoài. Thậm chí có thể gây viêm mạch máu ở một số trường hợp.

Nguy cơ biến chứng khi truyền dịch nữa đó là phản ứng dị ứng liên quan đến các chất dịch, thuốc đưa vào cơ thể. Trong y văn cũng đã báo cáo có trưởng hợp dị ứng với băng cố định kim.

Các phản ứng dị ứng xảy ra từ nhẹ đến nặng, có thể xảy ra tử vong do sốc phản vệ. Một số biến chứng khác như tụ máu, sưng nề lan tỏa dưới da hình thành nên cục máu đông gây viêm mô lan tỏa hoặc hoại tử da, hình thành sâu dưới da ở các ổ áp xe sau tiêm truyền.

Việc truyền dịch tại nhà, bởi những người không có đủ chuyên môn hoặc không đảm bảo an toàn phòng chống nhiễm khuẩn có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Theo bác sĩ Dân, nhiều người cho rằng truyền dịch là liệu pháp đơn giản và ai cũng có thể làm được. "Tuy nhiên, có rất nhiều nguy cơ phản ứng cũng như biến chứng khi tiêm truyền nếu không được kiểm soát và làm đúng kỹ thuật.

Vì vậy người dân tuyệt đối không nên truyền dịch tại nhà mà cần đến cơ sở y tế, phải được sự chỉ định của bác sĩ và cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị, để có thể xử lý kịp thời các biến chứng. Đặc biệt là nguy cơ dị ứng và sốc phản vệ", bác sĩ Dân khuyến cáo.

Tại sao truyền dịch cũng có thể tử vong?Tại sao truyền dịch cũng có thể tử vong?

Cụ bà mệt mỏi, được người nhà đưa vào phòng khám tư truyền nước nhưng cụ tử vong ngay sau đó ít phút. Đây không phải lần đầu xảy ra sự cố tử vong khi truyền dịch nhưng nhiều người vẫn chủ quan.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp