20/05/2012 07:16 GMT+7

Truy nã nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines

MINH QUANG - TUẤN PHÙNG
MINH QUANG - TUẤN PHÙNG

TT - Ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại P. Thành Công, Hà Nội) - cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Ông Dũng nguyên là chủ tịch HĐQT, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

j8tg7HMz.jpgPhóng to
Ông Dương Chí Dũng - Ảnh: Võ Văn Tạo

Ông Dũng đã bỏ trốn

Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinalines, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dũng không có mặt tại nhà. Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Hồng Bách, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự (Đoàn luật sư Hà Nội), cho biết theo quy định của pháp luật, trường hợp cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với bị can mà bị can đó vắng mặt tại nơi cư trú thì chưa thể xác định là bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ thông báo đến chính quyền địa phương, người nhà, thực hiện triệu tập ba lần, nếu sau đó bị can không đến trình diện sẽ bị xác định là bỏ trốn. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, cơ quan công an có căn cứ, tài liệu xác định bị can bỏ trốn thì có thể ra quyết định truy nã ngay sau khi bị can bỏ trốn.

Ông Dương Chí Dũng, sinh tại tỉnh Hải Dương, được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vinalines vào tháng 8-2005 từ vị trí tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Bộ GTVT). Cuối năm 2006, ông Dũng thôi giữ chức tổng giám đốc để nắm quyền chủ tịch HĐQT Vinalines. Đến tháng 2-2009, ông Dũng làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinalines cho đến tháng 9-2010, khi ông Nguyễn Cảnh Việt được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vinalines.

Ngày 6-2-2012, Thủ tướng có quyết định để ông Dương Chí Dũng thôi chức chủ tịch hội đồng thành viên Vinalines. Ngày 8-2, bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm ông Dũng giữ chức cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi) - phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), nguyên tổng giám đốc Vinalines và Trần Hữu Chiều (60 tuổi) - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines.

cpmQQd0F.jpgPhóng to
Bài báo về ụ nổi No83M trên Tuổi Trẻ ngày 11-5

Nhiều chiêu chiếm đoạt tiền nhà nước

Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM), tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines. Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa), phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa), giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân, cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.

Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines nhập về. Các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines đã nâng giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, còn nâng khống khối lượng vật tư trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản nhà nước.

Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.

Mua tàu không đủ điều kiện đăng ký

Liên quan đến sai phạm của các bị can, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra, xác định Vinalines có nhiều sai phạm như tỉ lệ nợ đến cuối năm 2010 bằng 4,27 lần vốn điều lệ, chiếm 75,6% vốn tổng tài sản, khả năng thanh toán giảm mạnh, hiệu quả kinh doanh giảm. Tổng số nợ trên 36.000 tỉ đồng, riêng năm 2010 lỗ gần 1.300 tỉ đồng. Vinalines còn mua 17 con tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiện đăng ký tại Việt Nam. Giai đoạn 2007-2010, Vinalines đã đầu tư 14 dự án xây cảng thì hầu hết đều xảy ra vi phạm...

MINH QUANG - TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp