18/01/2024 09:56 GMT+7

Trường hợp rút tiền hàng loạt phải can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt

Ngày 18-1, Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự thảo được thông qua với 210 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi - Ảnh: N.AN

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi - Ảnh: N.AN

Điểm đáng chú ý nhất của luật lần này là việc can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ áp dụng các yêu cầu, biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó thực hiện phương án khắc phục dưới sự giám sát của cơ quan này.

Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp sớm

Trường hợp can thiệp sớm được thực hiện khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán gần nhất hoặc kết luận thanh, kiểm tra, vi phạm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Ngân hàng xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định, vi phạm tỉ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục; vi phạm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong 6 tháng liên tục;

Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.

Với luật vừa được thông qua, khi được can thiệp sớm, ngân hàng sẽ được áp dụng biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như sẽ có lộ trình tuân thủ một hoặc một số giới hạn, tỉ lệ; cổ đông, thành viên góp vốn phải có lộ trình giảm tỉ lệ sở...

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay có ý kiến cần quy định thống nhất việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản áp dụng và chấm dứt can thiệp sớm như luật hiện hành.

Có ý kiến lại đề nghị giữ quy định về can thiệp sớm, hoặc bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản quyết định chấm dứt can thiệp sớm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong việc ra văn bản áp dụng thực hiện cũng như chấm dứt thực hiện can thiệp sớm.

Theo đó, luật chỉnh lý theo hướng Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản chấm dứt việc can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến can thiệp sớm. 

Các trường hợp cụ thể khi kiểm soát đặc biệt

Đối với việc áp dụng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định trong các trường hợp cụ thể. Đó là khi ngân hàng không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu.

Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục. Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng cần can thiệp sớm.

Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. 

Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét, phê duyệt phương án phục hồi trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban kiểm soát đặc biệt, hoặc từ ngày Thủ tướng quyết định được cho vay đặc biệt.

Đặc biệt, với luật này, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trước khi phê duyệt phương án phục hồi.

Sẽ "can thiệp sớm" khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạtSẽ 'can thiệp sớm' khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ quy định việc một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến mất khả năng chi trả sẽ vào diện được “can thiệp sớm”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp