27/12/2024 22:01 GMT+7

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật.

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000 - Ảnh 1.

ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng phụ trách đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM - công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với dự kiến mở thêm ngành mới, tăng chỉ tiêu - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Tối 27-12, Trường đại học Luật TP.HCM đã công bố dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với việc tăng chỉ tiêu và mở thêm các ngành mới.

Dự kiến mở thêm 3 ngành mới ở 2 lĩnh vực

ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng phụ trách đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM - cho biết ngoài 5 ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh và đào tạo từ nhiều năm nay, trong năm 2025, trường dự kiến mở thêm tối thiểu 2 ngành đào tạo mới.

Trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, ở nhóm ngành kinh doanh, trường sẽ tuyển sinh và đào tạo thêm ngành kinh doanh quốc tế; ở nhóm ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, sẽ tuyển sinh và đào tạo thêm ngành tài chính - ngân hàng.

Đồng thời, trường đã chuẩn bị để xin chủ trương mở mới ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, ở nhóm ngành luật, trường sẽ tuyển sinh và đào tạo thêm ngành luật kinh tế.

"Với việc dự kiến mở mới 3 ngành đào tạo cùng với việc phát triển mạnh đội ngũ nhân sự trong thời gian vừa qua, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2025 sẽ tăng mạnh từ 3.210 chỉ tiêu lên 4.000 chỉ tiêu", ông Hiển cho biết thêm.

Tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển

Về phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh của từng phương thức, ông Hiển cho hay trường dự kiến giữ nguyên như năm 2024, theo đó, phương thức 1 và phương thức 2: 45%/tổng chỉ tiêu; phương thức 3: 55%/tổng chỉ tiêu.

Năm 2025, nhà trường dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức:

Phương thức 1: tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường, gồm 4 đối tượng:

Đối tượng 1: thí sinh học các trường THPT quốc tế, đạt đủ các điều kiện: thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT; thứ hai, đã có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS đạt điểm từ 6,5 trở lên - do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp; 

Được các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp THPT (văn bằng này phải được công nhận đạt mức tương đương với trình độ đào tạo theo chương trình giáo dục THPT tại Việt Nam theo quy định).

Đối tượng 2: có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc kết quả kỳ thi SAT của Mỹ, đạt đủ các điều kiện: thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT; thứ hai, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp, hoặc tiếng Nhật); có kết quả SAT, đạt mức điểm theo quy định của trường; thứ ba, có tổng điểm trung bình cộng của 6 học kỳ THPT (lớp 10, 11 và 12) của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành xét tuyển đạt từ 22,5 trở lên (tổng điểm trung bình cộng này được làm tròn đến một chữ số thập phân).

Đối tượng 3: xét tuyển thí sinh là học sinh học tại các trường có tên trong "Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM", đạt đủ các điều kiện: thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT; thứ hai, phải học đủ 3 năm tại một trong các trường có tên trong "Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM";

Thứ ba, có kết quả học tập của từng năm lớp 10, 11 và 12 đạt mức tốt; thứ tư, có tổng điểm trung bình cộng của 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành xét tuyển đạt từ 24,5 trở lên (tổng điểm trung bình cộng này được làm tròn đến một chữ số thập phân).

Đối tượng 4: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT).

Phương thức 3: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Định hướng trở thành trường đại học đa ngành đa lĩnh vực

Chia sẻ về định hướng hoạt động năm 2025, TS Lê Trường Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM - cho biết nhà trường tiếp tục giữ vững đoàn kết nội bộ, kiện toàn các thiết chế bộ máy lãnh đạo.

Trường sẽ tăng quy mô đào tạo về cả số lượng và chất lượng. Với việc dự kiến mở thêm các ngành học mới trong năm 2025, trường tiến tới đào tạo một số ngành ngoài ngành luật để thực hiện định hướng của trường trở thành trường đại học đa ngành đa lĩnh vực.

Cũng theo ông Sơn, năm 2025 nhà trường sẽ đưa vào sử dụng cơ sở 3 tại TP Thủ Đức và đảm bảo mọi điều kiện, chính sách để sinh viên học tập tốt, phụ huynh yên tâm.

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000 - Ảnh 3.Trường đại học Luật TP.HCM cần sớm hoàn thiện cơ sở đào tạo mới tại TP Thủ Đức

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trường đại học Luật TP.HCM tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sớm hoàn thiện xây dựng cơ sở đào tạo mới ở phường Long Phước, TP Thủ Đức đưa vào sử dụng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp