29/10/2013 07:39 GMT+7

Trường chờ sập, trò học nhờ nhà kho

VĂN KỲ
VĂN KỲ

TT - Trong đợt kiểm tra mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận và đoàn công tác của Bộ Giáo dục - đào tạo yêu cầu phải đóng cửa Trường tiểu học Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) vì quá xuống cấp, không đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh và giáo viên.

EZuCbPxY.jpgPhóng to
Học sinh phải chen chúc học tạm trong nhà kho của Hợp tác xã nông nghiệp Hoài Nhơn - Ảnh: V.Kỳ

Bà Vạn Thị Diệu Thoa, hiệu trưởng Trường tiểu học Hoài Nhơn, cho biết trường có chín phòng, trong đó sáu phòng dùng để dạy học, một phòng thư viện và hai phòng dành cho giáo viên và hiệu trưởng làm việc. Khoảng năm năm nay trường có dấu hiệu xuống cấp nặng, ngói bị vỡ, gỗ bị mục, tường nứt toác. Mỗi lần mưa là dột khắp lớp, học sinh phải nghỉ học.

“Năm nào tôi cũng kiến nghị Phòng GD-ĐT của huyện đề nghị nâng cấp, nhưng mãi đến năm vừa rồi mới nâng cấp được ba phòng để học tạm. Ba phòng còn lại phải đóng cửa vì không thể sửa chữa, rất nguy hiểm” - bà Thoa cho hay.

Để giải quyết chỗ học cho hơn 200 học sinh trong trường, hơn một năm nay bà Thoa phải mượn tạm hai phòng kho của Hợp tác xã nông nghiệp Hoài Nhơn bên cạnh làm lớp học. Tuy nhiên theo bà Thoa, phòng của hợp tác xã chỉ rộng khoảng 18m2 mà lớp học có 24 học sinh, phải kê sáu bàn, mỗi bàn ngồi bốn học sinh, rất chật chội. Thêm vào đó phòng học ẩm thấp, mỗi khi đến mùa gặt người dân phơi lúa ngày cạnh lớp học rất ồn ào...

Ông Nguyễn Bá Ninh, giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận, cho biết Trường tiểu học Hoài Nhơn được xây dựng cách đây 40 năm nên xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nguy hiểm đến tính mạng học sinh và giáo viên. Không thể đợi bố trí nguồn vốn, mới đây sở đã có văn bản trình UBND tỉnh xin phép thực hiện vận động cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục toàn tỉnh ủng hộ một ngày lương hỗ trợ xây dựng trường. Ông Ninh dự tính với khoảng 10.000 cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục toàn tỉnh, cuộc vận động sẽ thu về khoảng 1,6 tỉ đồng. Trong khi đó theo tính toán sơ bộ, việc xây mới Trường tiểu học Hoài Nhơn tốn khoảng 4,5 tỉ đồng nên ông Ninh sẽ làm việc với Ban phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Thuận tìm nguồn vốn hỗ trợ thêm.

Về vấn đề này, ông Trần Xuân Hòa, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận, cho hay: “Tôi đã chỉ đạo văn phòng Ban phòng chống lụt bão tỉnh liên hệ với Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung đề nghị hỗ trợ tiền để cùng với số tiền quyên góp của Sở GD-ĐT xây mới Trường tiểu học Hoài Nhơn. Hi vọng sẽ đủ tiền xây trường mới cho các em”.

Cũng theo ông Hòa, tỉnh Ninh Thuận hiện có nhiều trường tiểu học xuống cấp, cần sửa chữa nhưng không có kinh phí như: Trường tiểu học Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc), Trường tiểu học Hậu Sanh (Ninh Phước), Trường tiểu học Ninh Chữ (Phan Rang - Tháp Chàm)...

Lấy tiền nhà xây trường học cho cả làng

Hành động nghĩa hiệp đó là của Azất Mông (37 tuổi, làng Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). Có trường mới, 30 đứa trẻ trong làng đã có chỗ ăn, chỗ chơi đàng hoàng, không thua gì các làng khác trong xã.

Trường mầm non của làng Công Dồn nằm bên con suối Poong đục ngầu nước lũ. Nói là trường cho sang nhưng đó chỉ là dãy nhà cấp 4 được lợp mái tôn, tường đóng bằng gỗ rộng hơn 100m2, nhìn khá sơ sài. Nhưng với người dân nghèo ở làng Công Dồn, ngôi trường trong mơ này là quá hoành tráng.

Theo UBND xã Zuôih, toàn xã có bốn thôn nhưng chỉ có ba trường mầm non. Nhờ việc giải tỏa đền bù dự án thủy điện sông Bung nên ba thôn Pà Đí, Pà Zum B, Pà Zum A đều được xây dựng các trường học có giá trị hơn 1 tỉ đồng. Còn làng Công Dồn với hơn 100 hộ dân, đa số là hộ nghèo lại thua thiệt vì không có dự án đền bù để xây trường.

Giữa năm 2012, gia đình Azất Mông được dự án thủy điện sông Bung 4 đền bù hơn trăm triệu đồng. Anh đã quyết định lấy một phần số tiền đó xây dựng trường mầm non cho cả làng. Mới nghe ý tưởng, vợ Mông là chị Bhling Zí cũng băn khoăn. Chị Zí cũng có cái lý khi đôi co với chồng. Chị nói cả làng có đến 20 nhà được đền bù tiền thì họ mua sắm xe, tivi, karaoke, dựng nhà cửa, còn anh Mông nhận được hơn trăm triệu chưa thấm vào đâu mà còn đi lo chuyện bao đồng.

Tuy nhiên, cuối cùng chị Zí cũng bị chồng thuyết phục. Giờ đây, ngôi trường cấp 4 được đầu tư với kinh phí 60 triệu đồng của Azất Mông đã thành mái ấm nuôi dưỡng 30 đứa trẻ của làng Công Dồn.

ĐOÀN CƯỜNG

VĂN KỲ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp