24/01/2020 10:27 GMT+7

Trước nguy cơ viêm phổi cấp: ‘Không phải ai ho, ai sốt cũng cần vào viện’

HOÀNG LỘC thực hiện
HOÀNG LỘC thực hiện

TTO - Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - khẳng định như vậy liên quan đến hai ca bệnh viêm phổi cấp được phát hiện nhiễm virus corona (coronavirus) tại Bệnh viện Chợ Rẫy vừa qua.

Trước nguy cơ viêm phổi cấp: ‘Không phải ai ho, ai sốt cũng cần vào viện’ - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (đứng) - báo cáo với lãnh đạo Bộ Y tế tình hình kiểm soát dịch bệnh virus corona tại bệnh viện tối 23-1 - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 24-1, bác sĩ Châu nói: "Diễn biến khó lường của virus corona đặt các bệnh viện trong tình huống sẵn sàng với mọi phương án tiếp nhận bệnh nhân.

Hiện tại, đơn vị chưa tiếp nhận ca bệnh nào và nếu khi có bệnh nghi ngờ nhiễm virus corona (chủ yếu từ sân bay) vào chúng tôi sẽ làm các xét nghiệm cần thiết, nếu bệnh nhân bị nhiễm thì lập tức cách ly hoàn toàn để phòng ngừa dịch lây lan".

Không có biểu hiện đặc trưng

* Đến nay, khi có hai ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam được xác định nhiễm virus corona, ông đánh giá như thế nào về khả năng lây lan dịch bệnh ở TP.HCM?

- Từ hai ca bệnh được phát hiện nhiễm coronavirus tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có thể thấy tình hình dịch bệnh đang khó lường, khả năng lây tiếp hay không vẫn chưa thể biết được.

Vấn đề tôi băn khoăn hiện nay là liệu có những trường hợp đến từ vùng dịch tễ, và có một lịch trình di chuyển khá dày đặc tại Việt Nam khi đến Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM và Long An như bệnh nhân nêu trên còn nữa hay không. Bởi mùa tết này, du khách người Trung Quốc có nhiều người qua Việt Nam chơi.

Trước nguy cơ viêm phổi cấp: ‘Không phải ai ho, ai sốt cũng cần vào viện’ - Ảnh 2.

Khu vực cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi phát hiện 2 trường hợp bị nhiệm virus corona - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG

* Nhưng hiện nay dấu hiệu để nhận biết một người có bị nhiễm nhiễm virus corona hay không hoàn toàn không điển hình, thưa ông?

- Đúng thế. Các biểu hiện của bệnh này giống như các bệnh cảm cúm thông thường và thực tế mùa này thời tiết lạnh có rất nhiều người bị nóng sốt, ho không phải xuất phát từ nguyên nhân nhiễm virus corona.

Do đó, khi có các triệu chứng nóng sốt, ho hen bình thường, người dân nên tự cách ly chăm sóc ở nhà bằng các biện pháp hạn chế sử dụng máy lạnh bởi virút này phát triển tốt trong môi trường lạnh; giữ vệ sinh như mang khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi thì che miệng. Chỉ khi cảm thấy sốt không giảm, ho hen kéo dài và khó thở thực sự hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Chưa có thuốc đặc hiệu

Trước nguy cơ viêm phổi cấp: ‘Không phải ai ho, ai sốt cũng cần vào viện’ - Ảnh 3.

Sở Y tế TP.HCM tổ chức họp khẩn sáng 24-1 - Ảnh: HỮU KHANH

* Cụ thể, quá trình điều trị đối với một bệnh nhân từ nghi ngờ cho đến xác định nhiễm coronavirus hiện nay là như thế nào, thưa bác sĩ?

- Bệnh này hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó khi tiếp nhận những ca nghi ngờ đến từ vùng dịch tễ của virus viêm phổi cấp chúng tôi cách ly bệnh nhân để tránh lây lan.

Khi có triệu chứng nặng bệnh nhân được chụp X-Quang xem phổi có bị tổn thương hay không, và trong trường hợp cần thiết bệnh viện cho thở oxy hoặc thở máy.

Trước nguy cơ viêm phổi cấp: ‘Không phải ai ho, ai sốt cũng cần vào viện’ - Ảnh 4.

Nhân viên y tế được trang bị các phương tiện để ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này - Ảnh: CTV

* Như vậy người dân khi bị các triệu chứng như trên không nên quá lo lắng, không nhất thiết phải đến bệnh viện để thăm khám?

- Đến nay chỉ trường hợp nghi ngờ nhiễm do các yếu tố như đi từ vùng dịch tễ về hoặc tiếp xúc với người được xác định bị nhiễm virus corona, bệnh khi đi trên tàu, xe, máy bay… bệnh viện mới cách ly, lấy mẫu gửi chẩn đoán.

Theo tôi, mọi người dân khi bị các triệu chứng nóng sốt, ho hen thông thường (nếu không nằm trong các yếu tố nêu trên), điều quan trọng nhất là tự ý thức cách ly chăm sóc ở nhà là chính để tránh lây cho người khác.

Tránh tâm lý hoang mang bởi không phải ai ho, ai sốt cũng vào bệnh viện để điều trị. Điều này sẽ khiến tình hình bệnh viện quá tải, kéo theo đó là không thể điều trị tốt cho các bệnh nặng.

Có thể lây bệnh qua... máy đo nồng độ cồn?

Nếu người nhiễm bệnh thổi vào máy đo nồng độ cồn, người thổi vào máy sau đó (dù thay ống thổi nhưng máy không có chức năng làm sạch buồng thổi) liệu có thể bị lây nhiễm bệnh?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia về nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết nếu máy đo nồng độ cồn không được xử lý sạch sẽ thì có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh chứ không riêng gì lây nhiễm virus corona.


Bệnh viêm phổi cấp mới có thể lây xa hơn qua ho, hắt hơi Bệnh viêm phổi cấp mới có thể lây xa hơn qua ho, hắt hơi

TTO - Sáng nay 24-1 (30 tết), Bộ Y tế thông báo kết quả cuộc họp mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới về căn bệnh viêm phổi cấp mới. Theo đó, đã có bằng chứng về việc bệnh có thể lây lan xa, thông qua việc người bệnh ho, hắt hơi...

HOÀNG LỘC thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp