Ông Jason Miller, người phát ngôn của ông Trump trả lời báo chí tại tòa nhà Trump Tower ở New York ngày 16-11 - Ảnh: AFP |
Họ thậm chí còn chưa biết thành phần tham dự và nên liên lạc với ai bên phía ông Trump nếu có bất trắc gì đó xảy ra.
“Có vài sự bối rối ở đây”, một quan chức Nhật Bản nói với Reuters và cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ không can dự vào công tác chuẩn bị cho cuộc hội đàm lần này giữa ông Trump và ông Abe.
Điều này khiến những việc vốn đã nên hoàn tất từ trước cuộc gặp rất lâu thì nay vẫn đang trong vòng cân nhắc và chuẩn bị. Nó cũng cho thấy sự khó khăn trong đội ngũ trợ lý của ông Trump khi ông từ doanh nhân “một bước” trở thành Tổng thống Mỹ với một lịch trình dày đặc và đòi hỏi hiệu quả.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tiết lộ, theo những gì ông biết thì đội ngũ chuyển giao của ông Trump đã không liên lạc với bộ này về quá trình chuyển giao quyền lực chính phủ hay thu thập thông tin trước cuộc gặp của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Tính đến nay, Tổng thống đắc cử Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đã điện đàm với 29 nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên hội đàm trực tiếp với ông Trump tại New York.
Thực tế, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo chỉ mới được chốt lại hồi tuần trước. Đội ngũ cố vấn của ông Trump sau đó lại phải bận rộn lao vào các cuộc họp tại “tổng hành dinh” Trump Tower ở New York để bàn về các vị trí trong nội các mới.
Trấn an và điều chỉnh thái độ Vài ngày trước, một cố vấn giấu tên của tỉ phú New York cho biết ông Trump sẽ nhân cuộc gặp với Thủ tướng Abe để trấn an quan hệ đồng minh với Nhật Bản và các quốc gia khác tại châu Á. Trong khi đó, Katsuyuki Kawai, một cố vấn của Thủ tướng Abe được cử tới New York để chuẩn bị cho cuộc gặp nhấn mạnh rằng, việc người đứng đầu chính phủ Nhật Bản trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống đắc cử Trump là “một tín hiệu mang nhiều ý nghĩa” và cho thấy mong muốn của ông Abe trong việc xây dựng “quan hệ cá nhân gần gũi nhất với Tổng thống đắc cử Trump” Trước đó, trong thời gian tranh cử, Tổng thống đắc cử Trump đã nhiều lần đưa ra bình luận về chuyện Nhật Bản muốn sở hữu vũ khí hạt nhân và yêu cầu trả thêm tiền để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ nếu không Washington sẽ rút quân và không có trách nhiệm bảo vệ không công những nước này nữa. Tháng 12-2015, Tokyo đã đồng ý chia sẻ thêm 1,9% chi phí đồn trú của quân đội Mỹ tại nước này trong 5 năm. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố số tiền hơn 1,74 tỷ USD mà Tokyo bỏ ra mỗi năm vì quân đội Mỹ như vậy đã là quá đủ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận