29/06/2018 07:06 GMT+7

Trước khi có tiêu chí fair-play, World Cup phân hạng bằng cách nào?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Tiêu chí fair-play lần đầu được áp dụng tại World Cup 2018, và đã phát huy tác dụng khi giúp Nhật đi tiếp và Senegal bị loại. World Cup 1990, khi chưa có tiêu chí fair-play, Hà Lan và Ireland đã phải bốc thăm để phân định thứ hạng.

Màn bắt thăm lịch sử trong vòng chung kết World Cup 1990 - Nguồn: YOUTUBE

World Cup 2018 là lần đầu tiên FIFA chưa đưa tiêu chí fair-play vào các yếu tố phân định thứ hạng trong vòng bảng. Chỉ số này dựa trên số thẻ phạt mỗi đội, trong đó thẻ vàng bị trừ 1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp trừ 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp trừ 4 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp trừ 5 điểm.

Trước năm 2018, các tiêu chí thường được đưa ra theo thứ tự là điểm số, hiệu số toàn bảng, số bàn thắng trong toàn bảng, thành tích đội đầu, hiệu số trong đối đầu, bàn thắng trong đối đầu… Khi vẫn hòa nhau, các đội sẽ bốc thăm.

Ở World Cup Italia 1990, đã diễn ra màn bốc thăm sau vòng bảng.

Sau khi kết thúc 3 lượt đấu bảng F, Hà Lan và Ireland cùng có 3 điểm, cùng ghi được 2 bàn thắng và cùng thủng lưới 2 bàn. Trong trận đối đầu trực tiếp, Hà Lan và Ireland cũng hòa nhau 1-1. Như vậy là xét tất cả chỉ tiêu, Hà Lan và Ireland hòa nhau - khi đó FIFA chưa tính tiêu chí fair-play.

15 phút sau trận đấu giữa Hà Lan và Ireland, ông Sepp Blatter lúc bấy giờ là tổng thư ký FIFA tiến hành 1 buổi lễ bốc thăm ở Rome. Thể thức như sau: 2 lá thăm mang tên 2 đội nằm trong 2 quả bóng màu cam đặt vào một lọ thủy tinh. Ngoài ra, ban tổ chức dùng một lọ thủy tinh khác đựng 2 quả bóng màu vàng ghi số 2 và 3 - ứng với 2 thứ hạng cần phân định.

Kết quả, Ireland may mắn xếp vị trí thứ 2 và chỉ phải gặp Romania trong vòng kế, nơi họ đã giành chiến thắng trên chấm phạt đền. Trong khi đó Hà Lan với vị trí thứ 3 phải đối đụng độ Đức và thất bại.

Trước khi có tiêu chí fair-play, World Cup phân hạng bằng cách nào? - Ảnh 2.

Sau lượt đấu cuối cùng bảng H, Nhật Bản và Senegal phải phân định vị trí thông qua số thẻ phạt - Ảnh: REUTERS

Trước đó, cũng đã có bốc thăm ở vòng loại World Cup 1954, trừ đội chủ nhà Thụy Sĩ và đương kim vô địch Uruguay, các đội bóng phải đá vòng lại trong 13 bảng để tìm ra 14 đội giành vé vào vòng chung kết.

Gọi là bảng nhưng có đến 4 bảng chỉ có… 2 đội, trong đó Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ nằm cùng 1 bảng. Sau khi hòa nhau nhau ở 2 lượt trận, 2 đội bước vào trận đấu play-off quyết định để tìm ra đội đi tiếp.

Ngày 17-3-1954, Tây Ban Nha hòa Thổ Nhĩ Kỳ 2-2 và phải thực hiện màn bốc thăm lịch sử tại World Cup. Cậu bé Luigi Franco Gemma theo cha làm việc trong sân vận động Stadio Olimpico được giao trọng trách phân định 2 đội bóng này. Cậu bé bị bịt mắt và phải chọn quả bóng có tên đội đi tiếp. Kết quả, Luigi bốc được quả bóng Thổ Nhĩ Kỳ khiến ông lớn Tây Ban Nha bị loại đáng tiếc.

Vì fair-play Nhật đá không fair-play

TTO - 15 phút cuối trận Nhật đã 'không thi đấu' với Ba Lan, lui về phòng ngự, chuyền qua chuyền lại ở phần sân nhà, hạn chế vào bóng, dù đang bị dẫn 0-1. Lý do vì sao Nhật đá thiếu fair-play vậy? Vì họ cần điểm fair-play.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp