Cũng theo cuộc điều tra, chiến đấu cơ F-35 tàng hình này sau đó đã nổ tung và rơi xuống một khu rừng nhỏ. Xác máy bay được tìm thấy hôm 18-9.
"Làm sao mà chúng ta mất một chiếc F35 một cách quái đản như vậy? - nữ dân biểu Nancy Mace đã viết trên X (Twitter) - Sao lại không có thiết bị theo dõi nào để đến nỗi phải kêu gọi công chúng tìm và trả nó lại?".
Nhật báo USA Today cho biết Thủy quân Lục chiến Mỹ chịu trách nhiệm điều tra và đã xếp hạng đây là "sự cố loại A" vì gây ra thiệt hại từ 2,5 triệu USD trở lên.
Hiện cuộc điều tra chưa giải đáp được nhiều nghi vấn đặt ra. Chẳng hạn như vì sao phi công phải nhảy dù và tại sao chiếc máy bay vẫn tiếp tục bay mà không bị phát hiện?
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ vẫn chưa công bố các thông tin chi tiết về vụ việc xảy ra với chiến đấu cơ tàng hình được coi là "đắt tiền nhất" này.
Tướng Eric Smith, quyền chỉ huy trưởng Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ (đơn vị sở hữu F-35), ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động bay trong 2 ngày.
Theo NBC News, trong thời gian đình chỉ, các chỉ huy lực lượng sẽ xem xét toàn bộ hoạt động, thủ tục và chính sách bay. Lệnh này cũng sẽ đảm bảo rằng Thủy quân Lục chiến “sẵn sàng chiến đấu” khi cần thiết.
Theo tài liệu của Tập đoàn Lockheed Martin chuyên sản xuất máy bay chiến đấu, F-35 Tia chớp là chiến đấu cơ nguy hiểm nhất và có khả năng chiến đấu cao nhất với mọi tình huống. Nó có thể cất cánh trên đường băng ngắn.
Hiện nay, chỉ có 3 nước được trang bị F-35B Tia chớp là Thủy quân Lục chiến Mỹ, Không quân Anh và Không quân Ý.
Hãng tin AP cho biết thêm: Biến thể F-35 tàng hình của Thủy quân Lục chiến khác với các phiên bản của Không quân và Hải quân ở chỗ nó có thể cất cánh và hạ cánh giống như một chiếc trực thăng - cho phép nó hoạt động trên các tàu đổ bộ tấn công.
Từ năm 2014, Lockheed Martin đã đạt được một thỏa thuận với Lầu Năm Góc trị giá 4 tỉ USD để cung cấp một phi đội chiến đấu cơ hiện đại này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận