22/07/2023 13:32 GMT+7

Trung Quốc trấn an công ty nước ngoài về luật chống gián điệp mới

Luật chống gián điệp mới đã gây lo ngại lớn với các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, buộc chính quyền phải tổ chức cuộc gặp để trấn an vào ngày 21-7.

Các công ty Mỹ cho rằng luật mới sẽ khiến hoạt động thu thập thông tin về kinh tế của họ ở Trung Quốc trở thành hành vi phạm pháp - Ảnh: REUTERS

Các công ty Mỹ cho rằng luật mới sẽ khiến hoạt động thu thập thông tin về kinh tế của họ ở Trung Quốc trở thành hành vi phạm pháp - Ảnh: REUTERS

Tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 21-7, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc đã cam kết chính quyền sẽ minh bạch bằng cách thường xuyên trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài.

"Chúng tôi sẽ cung cấp môi trường và dịch vụ tốt hơn cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc", quan chức này nói thêm.

Lãnh đạo các phòng thương mại từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu đã tham dự cuộc gặp.

Theo báo Nikkei Asia ngày 22-7, luật chống gián điệp sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-7 đã khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo ngại.

Luật mới đã mở rộng các hành vi có thể xem là hoạt động gián điệp, trong đó cấm lan truyền thông tin có thể liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia nhưng không đi vào xác định chi tiết.

Điều này khiến nhiều công ty lo lắng có thể bất ngờ bị buộc tội. Vào tháng 4-2023, các nhân viên tại văn phòng Bain & Company (Mỹ) ở Thượng Hải đã bị chính quyền thẩm vấn. Một công ty tư vấn khác của Mỹ có văn phòng tại Trung Quốc cũng đã bị điều tra vào tháng 5.

Các nguồn tin của Nikkei Asia tiết lộ phía Mỹ đã rất quan ngại trước luật chống gián điệp mới nên đã thúc giục Trung Quốc tổ chức cuộc gặp ngày 21-7. Mục đích của cuộc gặp nhằm thông tin, trao đổi ý kiến và bày tỏ quan điểm về luật mới.

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Michael Hart giải thích nhiều thông tin liên quan đến kinh tế và được thu thập, đánh giá bình thường trước đây ở Trung Quốc đã bị xếp vào thông tin mật.

Vị này cho rằng những hoạt động thu thập thông tin như trên là bình thường ở nhiều nước khác. Ông Hart cũng cho biết việc thiếu thông tin từ phía Trung Quốc có thể khiến các công ty gặp khó khăn trong đầu tư vào nước này.

Nhật Bản cũng yêu cầu giải thích chi tiết về luật, chẳng hạn như các tiêu chí vi phạm. Vào tháng 3-2023, một người Nhật Bản làm việc cho công ty con ở Trung Quốc của nhà sản xuất dược phẩm Astellas Pharma đã bị giam giữ vì nghi ngờ làm gián điệp.

Ngoài luật chống gián điệp, cuộc gặp hôm 21-7 cũng đề cập đến các luật và quy định về dữ liệu. Đại diện chính quyền cũng thông tin về quy tắc cấp phép xuất khẩu đối với vật liệu bán dẫn gali và gecmani dự kiến công bố vào tháng 8 tới.

Thụy Sĩ nói mình là "điểm đến" của gián điệp Nga, Trung QuốcThụy Sĩ nói mình là 'điểm đến' của gián điệp Nga, Trung Quốc

Xung đột ở Ukraine đã biến Thụy Sĩ thành điểm đến của các gián điệp Nga và Trung Quốc, theo Cơ quan tình báo Thụy Sĩ ngày 26-6.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp