24/05/2018 19:08 GMT+7

Trung Quốc sắp cho phép sinh con thả giàn?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Bất kể thay đổi lịch sử trong chính sách dân số từ năm 2016, tỉ lệ sinh của Trung Quốc vẫn đang giảm ở mức báo động. Đây là lý do để nước này cân nhắc khả năng xóa bỏ hoàn toàn mọi giới hạn sinh con của người dân.

Trung Quốc sắp cho phép sinh con thả giàn? - Ảnh 1.

Người dân ngày càng ngại sinh con khiến số trẻ em ngày càng giảm ở Trung Quốc - Ảnh: AFP

Các nguồn tin riêng của Hãng Bloomberg cho biết Trung Quốc đã triển khai nghiên cứu những tác động của việc chấm dứt chính sách giới hạn sinh kéo dài khoảng 4 thập kỷ của nước này và lên kế hoạch thực thi một thay đổi hoàn toàn về chính sách dân số trên toàn quốc. 

Ngoài mục tiêu đẩy lùi tốc độ già hóa dân số, Trung Quốc cũng muốn loại bớt một trong những vấn đề mà vì nó họ đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế.

Muộn còn hơn không

Trong số các đề xuất đưa ra thảo luận nhằm thay thế chính sách kiểm soát dân số, một đề xuất được gọi là "sinh sản tự do", cho phép người dân được quyền quyết định số con họ muốn. Quyết định về vấn đề này sẽ được đưa ra khoảng quý 4 năm nay và thông báo chính thức có thể sẽ được đưa ra vào năm 2019.

"Việc Trung Quốc quyết định xóa bỏ những hạn chế sinh con ngay cả trong năm nay cũng đã là muộn, nhưng dù muộn còn hơn không" - ông Chen Jian, người từng phụ trách một tiểu ban trong Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình quốc gia, hiện đang là phó chủ tịch Ủy ban Cải cách kinh tế xã hội Trung Quốc, nêu quan điểm.

Nếu được thực thi, việc thay đổi chính sách dân số mới của Trung Quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho một trong những thử nghiệm xã hội lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Một chính sách đã khiến quốc gia đông dân nhất thế giới đang trải qua tốc độ già hóa dân số rất nhanh và số nam giới nhiều hơn nữ khoảng 30 triệu người (tại Trung Quốc, cứ 106 nam giới lại có 100 phụ nữ). 

Cũng chính những chính sách đó đã khiến nhiều thế hệ cha mẹ Trung Quốc phải nộp phạt hoặc lén lút nuôi con vì sinh quá số lượng cho phép.

Tỉ lệ sinh thấp đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng với các nhà hoạch định chính sách, đó là thế hệ trẻ hiện nay không còn quá mặn mà với chuyện sinh thêm con nữa… Các vấn đề dân số của Trung Quốc sẽ là trở lực lớn cho tầm nhìn xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại vào năm 2035 của Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Chen Jian - phó chủ tịch Ủy ban Cải cách kinh tế xã hội Trung Quốc

Cần quyết liệt hơn

Trên thực tế, sự chuyển đổi sang chính sách 2 con của Trung Quốc từ năm 2016 là một phần trong nỗ lực dần nới lỏng giới hạn sinh trong nhiều năm qua trước thực tiễn số dân Trung Quốc trong độ tuổi lao động ngày một giảm.

Tháng 4 năm nay, một nghiên cứu về tính khả thi ban đầu của chính sách dân số mới đã được đệ trình lên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. 

Nghiên cứu này cho biết sẽ có những lợi ích "hạn chế" của việc tháo bỏ giới hạn sinh trên toàn quốc. Ông Lý đã yêu cầu nghiên cứu thêm về tác động xã hội của việc xóa bỏ hoàn toàn chính sách này.

Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2017 tỉ lệ sinh ở Trung Quốc giảm 3,5%, trong khi năm 2016, năm đầu tiên thực hiện chính sách 2 con, tỉ lệ này tăng gần 8%. Ước tính tới năm 2030 khoảng 1/4 dân số Trung Quốc sẽ từ 60 tuổi trở lên, tăng 13% so với năm 2010.

Rõ ràng sau 3 năm thực hiện chính sách cho phép người dân có 2 con thay vì 1 như trước đó mà rốt cuộc hiệu quả không như mong muốn, Trung Quốc cần có một hành động quyết liệt và đột phá hơn.

Giới quan sát cho rằng ngay cả khi Trung Quốc tháo bỏ mọi giới hạn sinh, cũng khó kỳ vọng sẽ có một sự bùng nổ dân số ở quốc gia này. Trên thực tế tỉ lệ sinh đã giảm tại Trung Quốc ngay từ trước khi áp dụng chính sách kiểm soát dân số năm 1979. Mà không chỉ Trung Quốc, tỉ lệ sinh đã và đang giảm ở nhiều quốc gia dù không có bất cứ hạn chế nào.

Không còn "kế hoạch hóa gia đình"

Tháng 3-2018, Trung Quốc đã sáp nhập cơ quan kế hoạch hóa gia đình vào một ủy ban mới có tên là Ủy ban Sức khỏe quốc gia. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1981 không còn cơ quan nào mang tên "kế hoạch hóa gia đình". Trong nhiều tháng gần đây, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đều không đề cập tới cụm từ này trong bất cứ báo cáo chính sách quan trọng nào của Trung Quốc.

Trung Quốc

TTO - Báo cáo của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) về quy mô chiến dịch thu thập ADN của Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương một lần nữa khiến người ta đặt ra câu hỏi nghi ngờ về mục đích thật sự.

D.KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp