12/08/2015 15:56 GMT+7

Trung Quốc phản ứng, Ấn Độ hủy lời mời Nhật tập trận chung

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Trung Quốc phản ứng quyết liệt việc Ấn Độ mời Nhật Bản tham gia chương trình tập trận chung Malaba được dự kiến vào tháng 10. Trước áp lực này Ấn Độ phải hủy bỏ lời mời, tại sao như vậy?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendi Modi - Ảnh: Reuters

Theo Valuewalk, trên thực tế, không có gì ngạc nhiên về thái độ phản ứng dữ dội của Trung Quốc về lời mời của Ấn Độ, dù trên thực tế Ấn Độ và Mỹ từng mời Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận tương tự.

Tuy nhiên lần này Ấn Độ dường như không còn lựa chọn nào khác đã chấp nhận hủy bỏ kế hoạch mời Nhật Bản tham gia tập trận theo dự kiến.

Tờ Valuewalk bình luận Trung Quốc xem việc Nhật Bản tập trận với Ấn Độ là động thái cụ thể nhằm đối đầu với họ, điều mà các chiến lược gia Trung Quốc không thể xem thường.

Trong lúc này, vì những lợi ích trước mắt và lâu dài, Ấn Độ không thể có những động thái có nguy cơ gây tổn hại những quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa họ với Trung Quốc, bất chấp các thách thức cả hai bên phải “nín nhịn” trong mối quan hệ phức tạp này.

Mặc dù tổng giá trị giao dịch thương mại Ấn Độ - Trung Quốc năm 2010 đạt 30 tỉ USD, thấp hơn so với tổng giá trị giao dịch giữa Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng vì những lý do kinh tế Thủ tướng Narenda Modi quyết định sẽ “quên đi” kế hoạch tập trận Malaba để làm yên lòng đối tác lớn.

Ấn Độ đang rất cần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhằm thực hiện những cam kết trong cương lĩnh tranh cử của ông Modi trước đây.

Trung Quốc không thể ngăn cản những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản vì mối quan hệ hợp tác quân sự mật thiết giữa hai nước. Do đó, họ sẽ không thể chấp nhận bất cứ kế hoạch xây dựng liên minh quân sự nào giữa Nhật Bản và một quốc gia nào khác ở châu Á.

Trong những lời chỉ trích gay gắt, ông Lu Yaodong, giám đốc Viện nghiên cứu Nhật Bản tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói: “Việc tham gia tập trận Malaba năm nay đã chứng tỏ rằng Nhật Bản đang cố tình xây dựng một quan hệ hợp tác trên biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và nếu Nhật Bản tiếp tục lộ trình này, chắc chắn họ sẽ tạo ra những nguy cơ nghiêm trọng với an ninh khu vực, thậm chí nhấn chìm sự phát triển chung của khu vực”.

Nhật Bản và Ấn Độ gần đây đã đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm vận tự áp đặt với việc xuất khẩu vũ khí. Theo hợp đồng, Nhật sẽ cung cấp cho Ấn Độ một số máy bay tàng hình US-2.

Mặc dù việc gia tăng áp lực của Trung Quốc dẫn tới hủy bỏ kế hoạch tập trận Malaba có thể không làm ảnh hưởng tới chuyện mua bán vũ khí của hợp đồng này, nhưng ở một góc độ nào đó Trung Quốc đã thành công trong việc chen vào quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

D.KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp