Người dân tiêm vắc xin COVID-19 ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Tờ Insider nhận định động thái trên cho thấy việc đánh bại COVID-19 đang tỏ ra khó khăn hơn so với dự kiến của Chính phủ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia đồng ý với quan điểm phải tiêm chủng 70-85% dân số thì mới đủ để tạo miễn dịch cộng đồng.
Shao Yiming, nhà dịch tễ học từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, ngày 21-6 nói với báo South China Morning Post để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiêm hơn 2,2 tỉ liều vắc xin.
Báo South China Morning Post cũng dẫn lời chuyên gia Shao Yiming cho biết Trung Quốc có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu nói trên.
"Chúng tôi có thể sản xuất 5 tỉ liều vắc xin vào cuối năm nay. Như vậy là đủ cho mỗi người 2 liều. Chúng tôi có năng lực và nguồn lực để tạo miễn dịch cộng đồng ở cấp quốc gia", Shao cho biết.
Nhưng tỉ lệ tiêm chủng không phải là yếu tố duy nhất để đạt miễn dịch cộng đồng. Các nhà khoa học lo ngại về hiệu quả của vắc xin đối với biến thể Delta, vốn được cho là lây lan nhanh hơn và gây bệnh nặng hơn các biến thể khác.
Trước đó, ngày 19-6, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phân phối 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong nước, chiếm 1/3 toàn cầu.
Trung Quốc đã phê duyệt 4 loại vắc xin trong nước. Trong đó có 2 loại đã được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt khẩn cấp.
Thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã tiêm chủng 2 loại vắc xin của Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac đối mặt với tình trạng ca bệnh COVID-19 gia tăng.
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả của những mũi tiêm này. Điển hình là ở Indonesia, hơn 350 nhân viên y tế được xác nhận mắc COVID-19 dù đã tiêm vắc xin của Hãng Sinovac.
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắc xin Sinovac Coronavac có hiệu quả 51%; Sinopharm BIBP có hiệu quả 79% và Sinopharm WIV04 là 72%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận