Microsoft là một trong số các hãng công nghệ có những sản phẩm công nghệ lọt vào danh sách bị chính quyền Bắc Kinh "thanh lọc" thời gian tới - Ảnh: SMCP
Các nguồn tin phân tích cho biết, sắc lệnh mới này do Văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành trong nửa đầu năm nay. Mặc dù tài liệu của Văn phòng này là mật, song các nhân viên của hai công ty bảo mật mạng cho biết các khách hàng chính phủ của họ cũng đã mô tả lại nội dung chính sách này.
Các chuyên gia này cho biết trong năm 2020, tỉ lệ thay thế là 30%, 50% tiếp theo trong năm 2021 và 20% còn lại trong năm tiếp sau đó. Vì thế chính sách thay thế này được đặt biệt danh là "3-5-2".
Theo báo Financial Times, sắc lệnh này là chỉ dẫn được công khai đầu tiên của chính quyền Trung Quốc với những mục tiêu nhắm đến cụ thể, nhằm hướng người dùng Trung Quốc chuyển sang các nhà cung cấp công nghệ trong nước.
Sắc lệnh này cũng tương đồng với những nỗ lực chính quyền ông Trump thời gian qua đã triển khai nhằm ngăn chặn việc sử dụng công nghệ Trung Quốc ở Mỹ và các nước đồng minh.
Động thái mới cũng là một phần trong nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa của Bắc Kinh trong quá trình tăng cường sử dụng nhiều hơn các công nghệ "của nhà làm được". Và hẳn cũng sẽ làm gia tăng thêm mối quan ngại về tình trạng chia rẽ khi các chuỗi cung cấp giữa Mỹ và Trung Quốc cắt đứt quan hệ.
Năm nay, Washington đã cấm các công ty Mỹ không được làm ăn với nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei, đồng thời tìm kiếm phương thức điều chuyển dòng tiền mua thiết bị đó sang các đối thủ của Huawei tại châu Âu.
Gần đây Mỹ cũng đề xuất yêu cầu các thương vụ mua sắm công nghệ vào Mỹ từ các "kẻ thù nước ngoài" sẽ phải được rà soát vì những lý do an ninh.
Việc này gây áp lực lên các nước đồng minh châu Âu của Mỹ, buộc họ phải tạm ngưng hợp tác với Huawei trong các dự án 5G của mỗi nước.
Các chuyên gia phân tích tại công ty môi giới China Securities ước tính sẽ cần phải thay thế từ 20-30 triệu thiết bị phần cứng khi thực hiện chỉ thị mới của Bắc Kinh và quá trình thay thế đồ công nghệ Trung Quốc sẽ bắt đầu từ năm 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận