Kể từ ngày 4-7 đến nay, tàu Hải Dương 8 (bị gạch chéo trong ảnh) và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam - Ảnh: SCHOTTEL
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Trường đại học Philippines - nhấn vào chi tiết Trung Quốc hành động đơn phương, làm phức tạp tình hình.
Ông nói: "Trong trường hợp xuất hiện chồng chéo trong tuyên bố EEZ hay thềm lục địa, các bên liên quan không nên có hành động gây nguy hiểm hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận sau cùng. Hành động của Trung Quốc dù vậy đi ngược lại quy tắc này, vì họ đơn phương tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Và thông thường, đó là các hành vi phá hoại vĩnh viễn (phương pháp đánh bắt cá bất hợp pháp và phá hoại), hoặc gây rối tạm thời (can thiệp vào việc phát triển, khai thác dầu khí của Việt Nam)".
Giáo sư Batongbacal cũng lưu ý rằng Trung Quốc hai lời khi một mặt tuyên bố luôn hướng tới biện pháp hòa bình, một mặt thường xuyên thực hiện các hoạt động ngầm đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu "các nước nhỏ hơn có hành động mà Bắc Kinh cho là khiêu khích".
Trong khi đó, phân tích về việc Trung Quốc thăm dò phi pháp trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam - được quy định rõ ràng trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), TS James Kraska - giáo sư tại Trung tâm luật quốc tế Stockton (Đại học Hải chiến Mỹ) - nói: "Đây là hành động vi phạm điều 56 của UNCLOS... nhằm tước đoạt quyền thực thi hợp pháp quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với tài nguyên sống và phi sinh vật trong EEZ".
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế và là giám đốc dự án nghiên cứu quyền lực Trung Quốc, nhận định: "Nếu không có sự đáp trả đối với các vi phạm nhằm vào UNCLOS, Bắc Kinh tiếp tục ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận