26/01/2021 12:29 GMT+7

Trung Quốc đưa bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-26 tới gần Nhật, Ấn để 'huấn luyện'

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Các địa điểm đặt bệ phóng tên lửa DF-26 của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào tầm ngắm và đặt ra mối đe doạ cho một căn cứ hải quân Mỹ ở Nhật Bản. DF-26 được xem là "sát thủ diệt tàu sân bay", với tầm bắn khoảng 5.000km.

Trung Quốc đưa bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-26 tới gần Nhật, Ấn để huấn luyện - Ảnh 1.

Các tên lửa đạn đạo DF-26 lần đầu xuất hiện trước công chúng tại một cuộc duyệt binh hồi năm 2015 - Ảnh: CCTV

Báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 26-1 đưa tin Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn bệ phóng dành cho tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến mới (IRBM) tới các khu vực phía đông và phía tây nước này để huấn luyện chuyên sâu.

Cụ thể, theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai nhiều bệ phóng tên lửa DF-26 (Đông Phong 26) tới một địa điểm huấn luyện ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. FAS cho biết đây là lần đầu tiên họ thấy DF-26 hoạt động trong khu vực này.

Tuần trước, ông Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Defence Review (Canada), cung cấp thông tin tương tự trong video trên YouTube, cho biết Lực lượng tên lửa của Trung Quốc đã triển khai khoảng 16 bệ phóng dành cho tên lửa DF-26 tới căn cứ Thanh Châu ở tỉnh Sơn Đông và cũng triển khai các bệ phóng như vậy tới thành phố Korla, Tân Cương.

IRBM DF-26 là loại tên lửa đạn đạo được trang bị đầu đạn truyền thống hoặc hạt nhân với tầm bắn 5.000km. Ông Andrei Chang nói rằng các vị trí trên đặt Ấn Độ trong tầm ngắm và đặt ra mối đe dọa cho căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka cùng các tiền đồn quân sự khác ở Nhật Bản.

Theo ông Andrei Chang, Trung Quốc đã xây 2 nhà kho khổng lồ dành cho DF-26, là dấu hiệu cho thấy đợt triển khai lớn tới biên giới. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chen Ming nói rằng sự xuất hiện của DF-26 ở Korla là để phục vụ huấn luyện. Zhou nói: "Đây không phải là lần đầu tiên DF-26 ở đó, nhưng là lần đầu tiên được vệ tinh chụp lại".

Zhou giải thích rằng không cần sử dụng tên lửa DF-26 trong cuộc đối đầu với Ấn Độ, trong khi căn cứ Thanh Châu ở phía đông Trung Quốc chỉ là địa điểm huấn luyện của lực lượng tên lửa.

Căn cứ vào tầm hoạt động của tên lửa này, ông Zhou nói rằng các tên lửa DF-26 có thể nhắm vào các tàu nước ngoài nếu các tàu này đi vào lãnh hải Trung Quốc. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc gọi DF-26 là "sát thủ diệt tàu sân bay"

"Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không triển khai DF-26 tới tiền tuyến và khu vực bờ biển vì sẽ dễ dàng bị phát hiện và bị các tên lửa Tomahawk trên tàu của Mỹ phá hủy" - ông Zhou nói.

Theo Hải quân Mỹ, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong hai năm qua. Họ đã điều các tàu chiến tới khu vực để tuần tra tự do hàng hải, và mới nhất là nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông từ tuần trước.

Nhà bình luận quân sự ở Hong Kong Song Zhong Ping đánh giá: "Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là đuổi các tàu sân bay của Mỹ ra xa nhất có thể".

Trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng 8-2020, Lực lượng tên lửa của Trung Quốc phóng một tên lửa DF-26 từ tỉnh Thanh Hải ở tây bắc Trung Quốc nhắm vào một tàu đang di chuyển ở Biển Đông. Theo FAS và ông Chang, DF-26 từng được đưa tới ít nhất 4 địa điểm khác ở Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Davos: Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Davos: 'Phản đối ỷ mạnh hiếp yếu'

TTO - Tại sự kiện trực tuyến của Diễn đàn kinh tế thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các lãnh đạo toàn cầu chống lại việc bắt đầu một cuộc "chiến tranh lạnh mới" hoặc kết bè kéo cánh.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp