Ông Vương Nghị bị các phóng viên vây quanh tại hội nghị ASEAN - Ảnh: zenfs.com |
Tuyên bố chung chậm trễ
The Straits Times nói điều này gợi lại việc không ra tuyên bố chung chưa từng có tiền lệ ở phiên họp tương tự hồi năm 2012 ở Campuchia.
Bộ trưởng ngoại giao Singapore K. Shanmugam nói với các phóng viên sáng ngày 6-8, ngày thứ ba của cuộc gặp ở Kuala Lumpur (Malaysia), rằng một tuyên bố chung “vẫn chưa xong” do những khó khăn để thuyết phục các bên nhất trí về câu chữ liên quan tới tranh chấp trên biển Đông.
“Hôm qua lẽ ra đã phải có tuyên bố chung rồi. Nhưng giờ vẫn chưa xong. Thật khó khăn. Đoạn văn liên quan tới biển Đông gây ra rất nhiều vấn đề”, ông nói.
Nhưng ông khẳng định điều đó không có nghĩa là ASEAN đã không gửi đi cho Trung Quốc một thông điệp mạnh mẽ về những hoạt động gây căng thẳng của Bắc Kinh ở biển Đông.
Ông Shanmugan nói Singapore và ASEAN không thể “ngoảnh mặt làm ngơ và giả vờ rằng vấn đề biển Đông không tồn tại” và nói các nước ASEAN “chưa thể hài lòng” với những tiến bộ đạt được về vấn đề này.
Bắc Kinh muốn gì?
Trước đó, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5-8 đã đề xuất ba sáng kiến duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông tại hội nghị là:
Triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đẩy mạnh tham vấn cho Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) và tích cực “tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa trên biển”.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn “các nước ngoài khu vực” ủng hộ những nỗ lực nói trên và “kiềm chế có các hành động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp thêm tình hình ở biển Đông”.
Thứ ba, Trung Quốc nói tất cả các nước phải thực thi nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.
Cùng lúc, ông Vương Nghị đề xuất 10 sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc, bao gồm việc tổ chức kỷ niệ 25 năm thiết lập cơ chế đối thoại ASEAN-Trung Quốc vào năm tới. 2016 cũng là năm trao đổi giáo dục ASEAN-Trung Quốc.
Ông Vương còn đề xuất hai bên ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng giai đoạn 2016-2020; thành lập nhóm công tác để soạn thảo và ký một hiệp ước đối tác giữa hai phía; tăng cường hợp tác kinh tế; hợp tác để cải thiện sự kết nối và các cơ sở hạ tầng; hợp tác hàng hải; phát triển các tiểu vùng, bao gồm cơ chế đối thoại Lan Thương-Mekong, vùng Đại Mekong và thu hẹp khoảng cách phát triển ở ASEAN; hiệp ước về việc biến Đông Nam Á thành một khu vực không có vũ khí hạt nhân; hợp tác quốc phòng và an ninh và cuối cùng xử ý tranh chấp “một cách xác đáng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận