Đảo Phú Lâm trên Biển Đông của Việt Nam - Ảnh: Washington Times |
Phòng thí nghiệm được ví như "trạm không gian” ngầm này phục vụ cho việc khai thác tài nguyên nhưng cũng có thể bị sử dụng cho mục đích quân sự.
Trang Bloomberg ngày 8-6 dẫn thông tin từ Bộ khoa học Trung Quốc đưa tin phòng thí nghiệm có người điều khiển này sẽ được đặt ở độ sâu khoảng 3000m. Dự án từng được đề cập trong kế hoạch kinh tế 5 năm được Trung Quốc công bố hồi tháng 3-2016 và hiện nằm ở vị trí thứ hai trong danh danh sách 100 ưu tiên kỹ thuật và khoa học của nước này.
Bộ khoa Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng nước này quyết định đẩy nhanh việc xây dựng phòng thí nghiệm sau khi đánh giá việc triển khai dự án.
Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh cần phải giải quyết nhiều khó khăn về kỹ thuật, địa chất, nguy cơ dễ bị phát hiện, chưa kể chi phí rất lớn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng trước cũng có bài phát biểu kêu gọi phát triển các kỹ thuật giúp Bắc Kinh khai thác các “kho báu” tài nguyên tiềm ẩn dưới Biển Đông.
Tuy nhiên, thông tin mới đây cho thấy dự án “trạm không gian” ngầm của Trung Quốc sẽ không cố định và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
“Dự án của Trung Quốc chủ yếu sử dụng cho dân sự nhưng chúng tôi cũng không loại bỏ một số khả năng quân sự” - nhà nghiên cứu Xu Liping thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thừa nhận.
Theo Washington Times, Bắc Kinh có thể lắp các cảm biến theo dõi tàu ngầm và lắp đặt hệ thống liên lạc quân sự tại phòng thí nghiệm ngầm trên.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tháng trước cũng đưa tin về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng hệ thống tàu và các cảm biến ngầm để phá vỡ ưu thế của các tàu ngầm Mỹ, Nga và củng cố vị thế của Trung Quốc trong việc thâu tóm Biển Đông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận