Hai ông Trump, Tập bắt tay nhau trước cuộc gặp song phương bên lề G20 tại Osaka, Nhật Bản cuối tháng 6 vừa qua - Ảnh: REUTERS
Theo báo South China Morning Post (SCMP), truyền thông nhà nước cho rằng các thương vụ mua của Trung Quốc là một phần trong "những nỗ lực không ngừng nhằm bày tỏ thiện chí" trước thềm các cuộc thương mại nối lại tại Thượng Hải tuần này trong 2 ngày 30 và 31-7.
Cụ thể, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cuối tuần qua cho biết kể từ cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập tại hội nghị G20 cuối tháng 6 ở Nhật đến nay, "hàng triệu tấn" đậu nành Mỹ đã được chất lên tàu hàng và đang trong hành trình hướng về các cảng biển Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã bắt đầu liên lạc với các nhà xuất khẩu Mỹ để bàn kế hoạch mua các nông sản khác như bông, thịt heo, cao lương, bột mì, bắp và các sản phẩm bơ sữa kể từ ngày 19-7.
Trong bài bình luận công bố ngày 29-7, Hãng tin Tân Hoa xã nêu: "Đằng sau những động thái thực tiễn này, có những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm biểu thị thiện chí và nhằm phá bỏ thế bế tắc hiện tại trong các cuộc Trung-Mỹ".
Bài bình luận cũng nói thêm việc Trung Quốc mua đậu nành của Mỹ cho thấy Bắc Kinh đã đúng trong những tuyên bố của họ, rằng chỉ có hợp tác mới là lựa chọn đúng đắn cho hai nước.
Trong khi đó, một bài xã luận khác đăng trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng nói các đợt mua hàng Mỹ này biểu thị "sự chân thành" của Bắc Kinh trong việc giải quyết những lo ngại của Mỹ.
Hôm nay (30-7), hai phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ bắt đầu nối lại những cuộc thương thuyết tại thành phố Thượng Hải. Có thể thấy hàng loạt thông tin mua nông sản Mỹ đăng trên các cơ quan báo chí trung ương Trung Quốc đều nhằm tạo không khí tích cực nhất cho cuộc gặp.
Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Thượng Hải.
Vòng đàm phán gần nhất giữa hai bên đã kết thúc hồi tháng 5 nhưng chưa đạt được kết quả.
Thông báo của Nhà Trắng cho biết vòng đàm phán sẽ gồm nhiều vấn đề như sở hữu trí tuệ, bắt ép chuyển giao công nghệ, các rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại và thực thi pháp luật.
Tuy nhiên phía Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về những vấn đề này.
Các chuyên gia kinh tế của Barclays ngày 28-7 cho rằng vòng đàm phán nối lại tại Thượng Hải có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới xuất, nhập khẩu, trong đó có yêu cầu của Mỹ muốn bán nông sản cho Trung Quốc và tăng tiếp cận thị trường.
Đổi lại Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu Mỹ nới lỏng hạn chế với Huawei và yêu cầu Washington miễn thêm thuế với hàng Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận