17/09/2020 05:16 GMT+7

Trung Quốc đang khai thác quá mức ở Biển Đông

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - TS John McManus, giáo sư ngành sinh học biển tại Đại học Miami (Mỹ), cho biết nguồn hải sản ở Biển Đông đang bị khai thác quá mức và gần đến ngưỡng tới hạn, cá không kịp sinh sản để bù cho lượng cá đã bị khai thác.

Trung Quốc đang khai thác quá mức ở Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu đánh cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi đánh bắt ở Biển Đông - Ảnh: AFP

3 người cùng ăn một tô canh, 2 người muốn để dành cho ngày mai, 1 người rất đói muốn ăn hết ngay. Nếu người kia ăn hết thì sẽ chẳng còn gì cho 2 người còn lại và cho ngày mai, do đó hợp tác là cần thiết.

GS McManus cho rằng cần tìm ra một cơ chế quản trị chung trong khu vực dựa trên sự tin cậy để giải quyết vấn đề môi trường ở Biển Đông.

"Khi đến ngưỡng tới hạn, sản lượng đánh bắt cá chỉ ngày càng giảm xuống cho dù các đội tàu thuyền có nỗ lực nhiều hơn. Hậu quả tất yếu là có thể ngư dân phải bỏ nghề" - GS McManus, một chuyên gia độc lập có nhiều năm nghiên cứu về các hệ sinh thái dễ bị tổn hại ở Biển Đông, trao đổi với báo chí ngày 16-9.

Một bài báo trên tờ Bloomberg vào đầu tháng 9-2020, được GS McManus nhắc đến cũng cho thấy so với các vùng biển nổi tiếng khác trên thế giới như biển Nhật Bản, vịnh Bengal, biển Ả Rập…, tổng sản lượng hải sản khai thác ở Biển Đông từ năm 1950-2014 là 504,6 triệu tấn, cao nhất trên toàn thế giới.

Theo chuyên gia người Mỹ, phía sau những con tàu đánh cá công suất lớn là trợ cấp của chính phủ. Trong đó, Trung Quốc là nước đánh bắt nhiều nhất thế giới và là một trong những quốc gia tài trợ cho các đội tàu đánh cá xa bờ nhiều nhất. Năm 2018, Trung Quốc trợ cấp 7,2 tỉ USD cho nghề cá, trong đó có đến 5,8 tỉ USD được xem là tài trợ gây hại vì tăng công suất của tàu.

Đối với rạn san hô, việc cải tạo các đảo nổi ở Biển Đông có tác động dài hạn và nguy hại nhất. Theo ước tính thận trọng nhất của GS McManus, diện tích rạn san hô đã bị phá hủy vào khoảng 15km2 và 90% là do tác động từ những can thiệp của Trung Quốc. Nếu không có giải pháp khắc phục, diện tích san hô này sẽ một đi không trở lại.

GS McManus cho biết chưa bàn đến các hoạt động bảo vệ, chỉ cần ngừng các hoạt động gây hại cũng giúp hệ sinh thái ở Biển Đông tự phục hồi. Chẳng hạn, nguồn lợi thủy sản có thể khôi phục trong vài năm, các rạn san hô cần khoảng 20 năm.

Điểm sáng ở khu vực là Việt Nam đã hành động khá tốt về mặt bảo vệ môi trường. Khảo sát của ông McManus cho thấy quanh các căn cứ quân sự của Việt Nam ít có dấu hiệu rạn san hô bị phá hủy. Việt Nam đã và tiếp tục đặt ra các ngư trường được bảo vệ, có quy định chặt chẽ dù vẫn còn một số hành vi không bền vững như nạo vét làm sâu đáy biển. 

Tại các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, cũng có những phong trào ủng hộ bảo vệ môi trường mạnh mẽ, như trồng lại san hô.

Học giả Mỹ đề xuất hiệp ước giữ nguyên hiện trạng Biển Đông để bảo vệ môi trường Học giả Mỹ đề xuất hiệp ước giữ nguyên hiện trạng Biển Đông để bảo vệ môi trường

TTO - Theo Tiến sĩ John McManus, nếu các nước trong tranh chấp Biển Đông có thể cùng ký một hiệp ước giữ nguyên hiện trạng, hệ sinh thái biển có thể tự phục hồi một cách tự nhiên. Hiệp ước Nam Cực là một mô hình có thể nghiên cứu.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp