20/06/2014 11:24 GMT+7

Trung Quốc đã dùng ngư dân giả cưỡng chiếm Hoàng Sa

HỮU KHÁ - ĐOÀN CƯỜNG
HỮU KHÁ - ĐOÀN CƯỜNG

TTO - "Từ 1954 đến 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...”.

pJ59YC5F.jpgPhóng to
Trong những ngày qua Trung Quốc đưa hàng trăm tàu cá giả dạng vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Hữu Khá

Sáng 20-6, học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tại Đà Nẵng trình bày tham luận của mình như thế tại hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" với nhiều học giả quốc tế và Việt Nam tham gia.

Chương trình do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức.

Hội thảo tập trung vào các vấn đề về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; thực tế tranh chấp tác động với hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế; triển vọng, giải pháp giải quyết tranh chấp...

Học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tham luận chủ đề nóng “Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự giả dạng ngư dân để từng bước cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào.”

Ông Rô nhấn mạnh: Trung Quốc đã âm thầm trong một thời gian dài, sử dụng vỏ bọc "ngư dân" trong việc hiện diện tại Hoàng Sa nhằm tạo ra sự "hiện hữu" trong hoạt động kinh tế trên thực địa, sau đó là thu thập tin tức tình báo, tiếp đến là lén đổ bộ lên đảo để cắm cờ hòng khẳng định chủ quyền, rồi khi có cơ hội thì huy động một lực lượng quân sự lớn, giả dạng ngư dân để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH".

"Lợi dụng sự thân thiện đó và cũng để che giấu ý đồ xâm lược (thường bị dư luận thế giới phản ứng và trái với Công ước Quốc tế về "chiếm hữu hòa bình"), Trung Quốc đã sử dụng "vỏ bọc ngư dân", nhằm nấp dưới dạng những ngư dân Trung Quốc chân chính, như một biện pháp hiệu quả để "thực thi chủ quyền” mạo nhận của mình, trong suốt một thời gian dài. Vì lẽ đó, từ năm 1954 đến năm 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...” - ông Rô cho biết.

DtHrmX3z.jpg
Giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 - Ảnh: Hữu Khá

Theo ông Rô, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, ngày 30.5.1956, Trung Quốc đưa lực lượng quân sự giả dạng ngư dân bất ngờ đổ bộ lên chiếm đóng đảo Phú Lâm (tức Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một tài liệu của chính quyền VNCH lúc bấy giờ, cho biết: “Năm 1956, Trung Cộng đưa dân chài đến xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, rồi dần dần thay thế bằng quân đội, lập nên những cơ sở và công sự kiên cố” .

Còn giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng, bài học rút ra tư việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Trung Quốc nhân cơ hội tận dụng các thay đổi trong cán cân chiến lược để đẩy nhanh các yêu sách về lãnh thổ ở biển Đông.

Từ lập luận của mình, Giáo sư Carly le A. Thayer cho rằng, tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam cần tranh thủ mạnh mẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc.

HỮU KHÁ - ĐOÀN CƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp