08/11/2023 17:32 GMT+7

Trung Quốc cho thế giới vay 1.100 tỉ USD như thế nào?

Trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Một đoạn của đường cao tốc Eastbay do Trung Quốc hậu thuẫn ở Gwadar, Pakistan - Ảnh: CNN

Một đoạn của đường cao tốc Eastbay do Trung Quốc hậu thuẫn ở Gwadar, Pakistan - Ảnh: CNN

Theo báo cáo công bố ngày 7-11 của Tổ chức nghiên cứu AidData, Trung Quốc đang là chủ nợ của 1.100 tỉ USD nợ thông qua dự án Vành đai và Con đường. Khoảng 80% khoản vay được dùng để hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn về tài chính.

Thực tế, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã dần thay đổi cách thức cho vay theo thời gian, nhằm hạn chế rủi ro và bảo vệ chính hệ thống tài chính của mình.

Lịch sử cho vay của Trung Quốc

Theo AidData, cho đến năm 2008, Bắc Kinh chưa bao giờ phải đối phó với hơn 10 quốc gia nợ nước này nhưng gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, đến năm 2021, các ngân hàng và tổ chức tài chính của Trung Quốc đang là chủ nợ của ít nhất 57 quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính. Đây dường như là yếu tố thay đổi cách Trung Quốc cho vay.

Nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn từng mang lại thiện chí cho Bắc Kinh tại các nước đang phát triển đang giảm mạnh. Thay vào đó, Trung Quốc đang cung cấp một số lượng đáng kể các khoản vay cứu trợ khẩn cấp, theo AidData.

Nhưng hoạt động cho vay của Trung Quốc vẫn chưa chạm đáy. Các nhà nghiên cứu nhận thấy quốc gia này vẫn là nguồn tài chính phát triển chính thức lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng tiếp tục cấp vốn cho các nước khác nhiều hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào của G7, thậm chí các tổ chức cho vay đa phương.

Người quản lý khủng hoảng quốc tế?

Theo AidData, các cam kết tài trợ tổng thể từ Trung Quốc cho các nước đang phát triển đã giảm khi bắt đầu đại dịch. Các cam kết này đã giảm từ mức đỉnh gần 150 tỉ USD vào năm 2016, xuống dưới 100 tỉ USD vào năm 2020 lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Nguồn tài chính từ Trung Quốc thực tế vẫn ở mức hàng chục tỉ đô. AidData ghi nhận nước này cam kết 79 tỉ USD cho các khoản tài trợ và cho vay trong năm 2021, tăng 5 tỉ USD so với năm trước. 

Để so sánh, các cam kết tài trợ từ Ngân hàng Thế giới có tổng trị giá khoảng 53 triệu USD vào năm 2021.

Cũng trong năm đó, 58% khoản cho vay từ Trung Quốc là các khoản cho vay giải cứu khẩn cấp.

Những khoản vay trên giúp các quốc gia gặp khó khăn duy trì hoạt động bằng cách củng cố dự trữ ngoại hối và xếp hạng tín dụng, hoặc giúp họ thanh toán nợ cho các tổ chức cho vay quốc tế khác.

AidData giải thích điều này có nghĩa là Trung Quốc ngày càng đóng vai trò là "nhà quản lý khủng hoảng quốc tế".

"Điều đáng nói không phải tất cả những nước đang gặp khó khăn về nợ nần đều nhận được khoản vay giải cứu khẩn cấp từ Trung Quốc. Những gì chúng tôi nhận thấy là họ thực sự chỉ chuyển những khoản vay này đến những bên vay lớn nhất thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, tức những nước đem lại nguy cơ lớn nhất cho bản cân đối kế toán của các ngân hàng Trung Quốc", giám đốc điều hành AidData Brad Parks nói với Đài CNN.

Đập Karuma do Trung Quốc hỗ trợ tại Nhà máy thủy điện Karuma ở Kiryandongo, Uganda - Ảnh: CNN

Đập Karuma do Trung Quốc hỗ trợ tại Nhà máy thủy điện Karuma ở Kiryandongo, Uganda - Ảnh: CNN

Bên cạnh đó, Trung Quốc cùng các bên cho vay khác tham gia các cuộc đàm phán chung về giảm nợ cho những nước đi vay gặp khó khăn như Zambia và Ghana.

Song các nhà nghiên cứu của AidData cho rằng điều này cũng có thể làm suy yếu các nỗ lực phối hợp cứu trợ. Họ sợ rằng Trung Quốc có thể gây áp lực để tiến lên phía đầu của danh sách được trả nợ, "bằng cách yêu cầu bên đi vay cung cấp tài sản thế chấp bằng tiền mặt, thứ mà các bên cho vay không có".

Trung Quốc cũng đã ban hành các hình phạt mạnh mẽ hơn đối với những trường hợp trả nợ muộn.

Cách Trung Quốc cho vay đã thay đổi

Theo phát hiện của AidData, Trung Quốc đã chuyển sang các thỏa thuận cho vay hợp vốn. Trong đó, Trung Quốc hợp tác với các ngân hàng thương mại phương Tây và các tổ chức đa phương để xem xét các dự án và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Một nửa danh mục cho vay không khẩn cấp của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển hiện được cung cấp thông qua các thỏa thuận cho vay hợp vốn, với hơn 80% các thỏa thuận liên quan đến các đối tác phương Tây hoặc đa phương.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng điều chỉnh lại Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm tăng cường giám sát và giảm thiểu rủi ro, trong bối cảnh có nhiều phản ứng dữ dội về vấn đề môi trường, xã hội và lao động với các dự án trong sáng kiến.

Trong khi đó, với những quốc gia đang mắc nợ và đang tìm cách nhận tái cấp vốn bằng các khoản vay cứu trợ khẩn cấp của Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu của AidData cảnh báo rằng họ "phải lưu tâm đến nguy cơ hoán đổi khoản nợ ít tốn kém hơn để lấy khoản nợ có chi phí đắt hơn".

Ông Tập cam kết ngăn tham nhũng và bẫy nợ trong "Vành đai - Con đường"Ông Tập cam kết ngăn tham nhũng và bẫy nợ trong 'Vành đai - Con đường'

TTO - Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trấn an những lo ngại về sáng kiến 'Vành đai - Con đường' (BRI) đầy tham vọng của ông, cam kết ngăn nguy cơ 'bẫy nợ' và khẳng định nó "không phải là một câu lạc bộ độc quyền".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp