02/01/2024 14:40 GMT+7

Trung Quốc chế tạo loại đạn có thể làm tê liệt xe tăng Mỹ

Trung Quốc đã phát minh ra đạn động năng rắn tốc độ cao, có thể "làm rung chuyển" xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ, khiến nó hư hại các bộ phận và không còn hiệu quả trong chiến đấu.

Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams của Mỹ - Ảnh: MILITARY.COM

Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams của Mỹ - Ảnh: MILITARY.COM

Báo South China Morning Post (SCMP) mới đây đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã phát minh một loại đạn động năng tốc độ cao, có thể "làm rung chuyển" xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) như M1 Abrams của Mỹ.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Equipment Environmental Engineering, đây là vũ khí hình cầu rắn, nặng không quá 20kg, có thể di chuyển với tốc độ 4.900km/h và mang theo khoảng 25 megajoules năng lượng (khoảng 7 kilowatt giờ điện).

Có vẻ khó có khả năng một chiếc xe tăng nặng 40-60 tấn và được các lớp giáp dày bảo vệ, lại có thể bị vô hiệu hóa chỉ với một lượng điện năng nhỏ như vậy.

Tuy nhiên trong quá trình mô phỏng, nhóm nghiên cứu phát hiện mặc dù bên ngoài chiếc xe tăng có vẻ không bị hư hại khi trúng đạn, nhưng các bộ phận bên trong lại bị hư hại không thể sửa chữa được.

Đặc biệt, người ta phát hiện các bu lông kết nối thiết bị quan trọng với thành bên trong cabin có thể bị gãy. Ngay cả khi tổ lái có thể sống sót sau khi bị tấn công, họ cũng không thể đưa xe tăng trở lại trạng thái chiến đấu bình thường.

Huang Jie và nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc chia sẻ: “Dưới tác động của đạn động năng tốc độ cao, một số vị trí quan trọng trong xe bọc thép đã hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quân sự Mỹ MIL-STD-810”.

Không giống như vũ khí chống tăng truyền thống dựa vào đạn tốc độ cao cùng khả năng xuyên thấu và lượng thuốc nổ lớn để hủy hoại lớp giáp của xe tăng, đạn động năng tốc độ cao có khả năng gây sát thương chết người ngay cả khi tiếp xúc sượt qua. Phương pháp phóng loại đạn này có thể rất đa dạng, thậm chí có thể sử dụng súng điện từ.

Khi xe tăng trúng đạn động năng, bắt buộc phải khảo sát toàn bộ cấu trúc xe tăng. Nguyên nhân của yêu cầu này là: sóng xung kích tạo ra do va chạm được truyền qua toàn bộ xe theo cách rất phức tạp, gây ra ứng suất tập trung ở các khu vực như bu lông và dẫn đến biến dạng hoặc thậm chí gãy các bu lông.

Các nhà nghiên cứu cho biết bàn đế giữ ổn định của bảng điều khiển súng xe tăng có thể bị lung lay, đế nối dây của bảng điều khiển bị kéo ra hoàn toàn, mọi kết nối giữa máy tính điều khiển hỏa lực và tháp pháo bị cắt đứt dẫn đến mất hỏa lực đáng kể.

Telegraph: Xe tăng Abrams của Mỹ đã lăn bánh ở tiền tuyến UkraineTelegraph: Xe tăng Abrams của Mỹ đã lăn bánh ở tiền tuyến Ukraine

Theo một số nguồn tin của báo Telegraph (Anh), số xe tăng Abrams của Mỹ đã được triển khai lần đầu ở tiền tuyến Ukraine, trong bối cảnh Kiev buộc phải vào thế phòng thủ khi mùa đông đã đến gần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp