Đây là một hoạt động trong "Chương trình hỗ trợ giáo dục về thiết kế đồ họa cho các nước châu Á" của Hàn Quốc.
Thông qua ngôn ngữ đặc biệt của nghệ thuật đồ họa, các tác giả đã vật thể hóa những giá trị phi vật thể của các di sản văn hóa bằng những hình tượng vừa cụ thể, vừa sinh động.
Qua các tranh áp phích, khách tham quan có thể cảm nhận phần nào giá trị nổi bật của những di sản thế giới đã được UNESCO công nhận như ngôi đền Bulgukisa, chùa hang Seokguram, bộ trang phục Han bok của Hàn Quốc, Tháp nghiêng Pisa của Italia, Khu đền Ăngko Vat nổi tiếng của Campuchia và đặc biệt là những hình ảnh về đất nước, con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Một số tác phẩm nổi bật như "Việt Nam - miền đất của di sản" của nhà thiết kế đồ họa Kim Yoon Chung, lấy chiếc nón Việt Nam làm hình tượng chủ đạo, và tác phẩm "Địa chỉ di sản thế giới - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam" có tâm điểm là hình tượng Phật Adiđà, một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình VN có từ thế kỷ XI.
* Hàn Quốc - VN trao đổi kinh nghiệm thiết kế đồ họa
Trong hai ngày 21 và 22-7, tại Hà Nội, Trường đại học Mỹ thuật và Hội thực nghiệm Thiết kế đương đại Hàn Quốc đã tổ chức Hội thảo về thiết kế đồ họa cho các nước châu Á.
Đây là một hoạt động trong chương trình "Hỗ trợ giáo dục thiết kế đồ họa cho các nước châu Á" (DESPA), lần đầu tiên được tổ chức tại VN.
Các ý kiến của các giáo sư Hàn Quốc chuyên ngành thiết kế đồ họa tại hội thảo là những kinh nghiệm quý với ngành đồ họa còn non trẻ của VN.
Với các nội dung mang tính vĩ mô như: ngành thiết kế đồ họa và thế giới truyền thông đa phương diện, phát triển quốc gia và thiết kế đồ họa, các giáo sư và những nhà chuyên ngành đồ họa Hàn Quốc còn có những tham luận với nội dung hết sức cụ thể và cần thiết về chuyên môn như những tác phẩm mẫu về đặc trưng đồ họa trên trang thông tin điện tử, phương pháp thiết kế đồ họa công nghiệp trong công ty Hàn Quốc và thảo luận về phát triển đồ họa thế kỷ XXI.
Bên cạnh đó, các nhà chuyên ngành thiết kế đồ họa Hàn Quốc còn mang đến 74 áp phích về di sản thế giới nhân dịp hội thảo.
* Thừa Thiên-Huế: Phát hiện súng thần công cổ dưới biển
Phóng to |
Ảnh: Thanh niên |
Khẩu súng được đúc bằng gang pha sắt, dài hơn 2m, thân có khấc và đầu nòng súng đã được lắp sẵn một viên đạn sắt có đường kính 7cm.
Khẩu súng đã được trục vớt và giao cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế để xác định niên đại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận